Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

BÍ ẨN CHÙA AM - ĐỨC THỌ - HÀ TĨNH.

BÍ ẨN CHÙA AM - ĐỨC THỌ - HÀ TĨNH.
Giới thiệu : Chùa Am - Tên chữ là Diên Quang Tự tại xã Đức Hòa - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh.Vừa rồi một số ACE của Đạo tràng DPLHVV có đi làm mộ tại khu vực này và phát hiện ra nhiều bí ẩn kỳ lạ. Ngày trước , dienbatn có bài viết về Phong thủy khu vực này ( http://vn.360plus.yahoo.com/lythienhuonghn/article?mid=90 ), bài này xem như là bài viết tiếp của vấn đề trên.
Người ta đã viết nhiều về ngôi chùa này, dienbatn xin giới thiệu một bài viết tương đối hoàn chỉnh nhất của Phan Bạch Châu như sau :
" CHÙA AM - ĐỨC THỌ, HÀ TĨNH
Sáng nay cả đoàn đến viếng chùa Am.
Chùa có tên chữ là Diên Quang tự, nhưng ít ai biết đến tên gọi này. Hiện nay biển chỉ dẫn đường và người dân đã quen gọi tên chùa là chùa Am, một danh lam giữa phong cảnh thiên nhiên kỳ tú, lưng dựa vào núi Am, lấy Trà sơn làm tiền án, sông Ngàn Sâu làm minh đường. Chùa do hoàng hậu Bạch Ngọc, đời vua Trần Duệ Tông (1373-1377) sáng lập. Theo “Tiền triều phả hệ ngữ lục” do Trần Cao Vân dịch, được trích chép trong Địa dư Hà Tĩnh 1938, hoàng hậu Bạch Ngọc có tên là Trần Thị Ngọc Hoà, con gái ông Trần Công Thiệu, quê làng Tri Bản, xã Thổ Hoàng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Bà được vua Trần Duệ Tông lập làm hoàng hậu. Năm vua 41 tuổi, trong một chuyến đem quân chinh phạt Chiêm Thành, vua không may bị tử trận tại thành Đồ Bàn. Chẳng bao lâu Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần, đất nước lâm vào biến loạn. Bà và con gái là Trần Thị Ngọc Hiên (công chúa Huy Chân) cải trang thành người xuất gia cùng 572 gia nhân khác rời khỏi kinh thành lánh về quê cha. Cuộc hành trình gần 50 ngày đêm đầy gian khổ, nhiều người chết rơi rớt dọc đường. Khi đến nơi chỉ còn lại 172 người, trong đó có hai gia thần và hai cung nhân rất mực trung thành. Bà cho dựng trại trên núi Vua (tên núi do nhân dân đặt về sau để tỏ lòng ghi ơn bà), một vùng thâm sơn cùng cốc thuộc dãy Trà sơn. Bà chiêu mộ được gần 3.000 người nghèo khổ rồi cùng họ tiến hành công cuộc phá núi, san đồi, khai hoang, mở đất… Khai hoang đến đâu, bà cho lập làng đến đó. Kết quả có 45 xã thôn, trang ấp được thiết lập trên địa bàn 6 tổng của 4 huyện Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc (Hà Tĩnh) với 3.965 mẫu ruộng cùng nhiều kho lẫm dự trữ lương thực. Cũng trên vùng đất này, bà đã cho dựng hai chùa Diên Quang (chùa Am) và Tiên Lữ (chùa Lã). Ngày nay những tên đất, tên làng còn đó như núi Vua, Trà Sơn, Am Sơn, Lâm Thao, Nhân Thi, Cận Kỵ, Thượng Bồng, Hạ Bồng, Thường Nga, Lai Thạch… hầu hết các làng này đều lập đền thờ bà. Trong số đó, có hai ngôi đền tiêu biểu là đền Ngũ Long ở núi Vua (xã Đức Lạc) và đền Cả nằm trước bàu Mỹ Xuyên (xã Đức Lập). Năm Ất Tỵ (1425), khi nghĩa quân Lam Sơn từ Nghệ An tiến vào vùng đất này, biết bà đang khai hoang ở đây, Lê Lợi đã cho đón tiếp bà theo nghi lễ của một bà hoàng. Sau lần gặp gỡ ấy, bà xin hiến lương thực, thực phẩm đã dự trữ bấy lâu cùng nhiều ruộng đất vào công cuộc kháng chiến chống quân Minh đang trong giai đoạn kết và gả công chúa Huy Chân cho Bình Định vương. Lán trại của bà trên núi Vua được nghĩa quân xây dựng thành điện Ngũ Long. Dưới chân núi Phượng, lầu Phượng Hoàng cũng được cất lên cho công chúa Huy Chân ở. Huy Chân đã sinh hạ được một người con gái, đặt tên là Trang Từ. Sau khi hoà bình lập lại, hoàng hậu Bạch Ngọc vào chùa Am xuất gia tu tập. Ít lâu sau công chúa Huy Chân cũng về đây tu hành với mẹ. Còn Trang Từ, khi lớn lên được vua Lê Thái Tổ gả cho Bùi Ban, con trai của tướng Bùi Bị. Về sau Bùi Ban hy sinh trong trận chiến với quân Chiêm Thành, Trang từ tái giá với Khôi quận công Trần Hồng được 5 năm rồi cũng xin về chùa Am tu với mẹ và bà ngoại. Hiện sử sách chỉ cho biết ngày mất của hoàng hậu Bạch Ngọc là 22-6 âm lịch; công chúa Huy Chân là 22-3 âm lịch, năm mất không rõ, nhưng có lẽ đều vào khoảng niên hiệu Hồng Đức (1460-1497). Trang Từ công chúa mất vào ngày 05 tháng 2 âm lịch, niên hiệu Cảnh Thống (1497-1504). Hiện nay chùa Am vẫn còn giữ được kiểu kiến trúc xưa theo lối chữ “Công” với sườn bằng gỗ, tường xây, mái ngói lợp âm dương – kiểu kiến trúc đặc thù của vùng Thanh-Nghệ vào cuối thế kỷ XIX. Những đường nét uốn cong của mái mang âm hưởng nhẹ nhàng lối kiến trúc miền Bắc càng tôn thêm vẻ đẹp của ngôi chùa. Toàn ngôi chính điện được dựng bằng 60 cột gỗ mít, trong đó có 14 cột được thay mới; từ ngoài nhìn vào, là kết cấu liền khối được chia làm ba gian với tổng thể cù giao đan bện vào nhau rất chặt. Nếu nhìn từ hai bên tả hữu hoặc đằng sau, các mái ngói của chính điện được lợp thành nhiều tầng; phần giữa hơi chùng xuống và hai đầu uốn cong dần lên, tổng thể khối nhà như con thuyền đang lướt sóng. Nhiều người đã ví kiến trúc của chính điện chùa Am là con thuyền Bát nhã. Nền chùa được lát bằng đá Thanh. Chính điện thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và các vị Bồ tát khác. Phía trước có toà cửu long được chạm trổ rất công phu. Bên phải thờ các vị thổ thần và bên trái thờ hoàng hậu Bạch Ngọc. Nằm gần bình phong, bên cạnh các cấp lên xuống chính điện chùa là hai ngôi tháp mộ. Có tất cả bảy ngôi tháp như vậy, mà theo người dân địa phương, đây là nơi chôn cất các vị sư đã từng trú trì chùa trước đây. Hầu hết các ngôi tháp mộ này, ngoài các câu đối, không thấy có văn bia nên rất khó xác định được danh tính. Chỉ có tháp mộ của Hoà thượng Thích Trí Liễn ở phía trước bên trái gần lối đi vào chùa là còn ghi rõ niên đại và danh tánh. Hoà thượng có thế danh là Nguyễn Tất Tố, sinh năm 1868, mất năm 1936. Trước khi xuất gia, cụ có người con trai tên là Nguyễn Tất Toán, từng tham gia hoạt động cách mạng và trở thành đảng viên cộng sản năm 1930-1931, sinh hoạt ở chi bộ Đồng Công, sau cũng về chùa tu cùng với cha. Ngoài ra, đối diện về phía bên trái vườn chùa, một ngôi tháp khác có tên là “An Tập tháp”, lạc khoản khắc bên trên lòng cổ của tháp cho biết, dưới triều Khải Định, Sa di Thanh Liễn, người trú trì tại chùa đã xây xong 3 ngôi tháp vào ngày lành tháng tốt năm Quý Hợi (Khải Định Quý Hợi niên, hỷ nguyệt cát nhật, trú trì bổn tự Sa-di tự Thanh Liễn trùng tu tam tháp viên thành). Từ tam quan đến chính điện chùa, chúng tôi đi qua nhiều tầng bậc cấp trải dài thoai thoải theo triền dốc. Người đến chùa lần lượt đi qua hai ngôi tháp mộ, một am thờ thổ thần và một dãy nhà ở bên phải. Leo lên thêm vài chục bậc cấp nữa thì đến một khoảnh sân rộng. Cứ vài chục bậc cấp thì có một khoảnh sân như vậy, có ý nghĩa như một sự nối kết, tạo sự hài hoà cân xứng cho tổng thể kiến trúc chùa Am, làm điểm dừng nghỉ để tinh thần được lắng dịu trước khi vào lễ Phật. Phía sau chính điện, một con đường mòn dẫn lên núi có nhiều phiến đá giống hình người đang lạy nên được người dân ở đây gọi là “Bái Phật tảng” hay “Đá thần đồng”. Ngoài ra, sân vườn chùa còn có nhiều cây cổ thụ quanh năm cho bóng mát, đặc biệt là những cây đại vài trăm tuổi đến nay vẫn còn trơ gan cùng tuế nguyệt. Nằm thấp thoáng dưới những rặng cây cổ thụ với nhiều bậc cấp như thế, chùa Am càng mang nhiều nét cổ kính. Cây đại cổ thụ trên 100 năm
Chùa hiện hữu gần 600 năm, nhưng trong hàng mấy chục năm nay, chùa Am nói riêng cùng số phận của nhiều chùa ở Hà Tĩnh nói chung, bị lãng quên, trở nên hoang phế. Mặc dù đã được trùng tu nhiều lần (lần cuối cùng vào năm 1909 dưới thời nhà Nguyễn) và được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia vào năm 1995, nhưng chùa vẫn đang xuống cấp trầm trọng do nhiều năm trải qua phong sương tuế nguyệt của vùng khí hậu khắc nghiệt miền Trung. Năm 1993, nhân dân xã Đức Hòa cùng Hội người cao tuổi đã trùng tu lại Chùa và lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích. Ngày 13 tháng 2 năm 1995 Bộ Văn hóa Thông tin đã có Quyết định số 188 công nhận chùa Am là “Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật”. Kể từ đó chùa đã có Ban quản lý di tích. Ban đã hoạt động tốt, được nhân dân, Phật tử xa gần tin cậy, phát tâm công đức sắm sửa đồ thờ và duy trì lễ nghi của nhà chùa. Năm 1996 Nhà nước đã cấp 30 triệu để sửa chữa, năm 2000 cấp 100 triệu làm lại mái chùa, năm 2009 huyện cấp 300 triệu để di dời đường điện cao thế cắt ngang trước mặt chùa. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã đóng góp công đức để làm đường lên chùa, đúc tượng đồng, tượng gỗ, bàn thờ, chuông trống, bước đầu đã làm cho ngôi cổ tự thêm phần trang nghiêm. Chùa Am 58 năm qua không có sư trụ trì, nay đã có thầy trụ trì là thầy Thích Chiêu Tuệ. Lúc chúng tôi đến thầy đi vắng nên không gặp được thầy. Nhân dịp đầu xuân, sáng nay chúng tôi đã đến thắp hương và chiêm ngưỡng cảnh chùa. Lần theo các bậc tam cấp lên Am sơn, đứng giữa rừng thông xanh bạt ngàn nhìn xuống chùa trông ra sông Ngàn Sâu, ta mới thấy phong cảnh nơi đây cẩm tú đến nhường nào. Ngay sau chùa là một hồ nước ngọt nước trong xanh nằm bao bọc giữa những ngọn núi thấp cây cối xanh tốt. Có thể nói, chùa Am là một ngôi cổ tự có lịch sử lâu đời, có phong cảnh và kiến trúc vào loại hiếm ở nước ta. Đi trong đoàn chúng tôi có một chuyên gia hán nôm kỳ cựu. Bác đã đọc kỹ các câu đối trên các bảng gỗ trong chùa và có những góp ý thiết thực cho cán bộ địa phương để sắp xếp lại các câu đối cho đúng trật tự hợp lý đã bị làm sai lệch vị trí qua các lần trùng tu. Entry này ghi lại một số thông tin và hình ảnh cảnh chùa do PBC ghi lại trong buổi viếng chùa sáng nay. Nguồn : http://chauphanbach.vnweblogs.com/post/6250/352832


Sự tích bà TRẦN THỊ NGỌC HÀO - Ảnh dienbatn chụp.

Thêm một tư liệu nữa cho hoàn chỉnh :
" Chùa Am (Đức Hòa, Đức Thọ, Hà Tĩnh)  
Tên chữ là Diên Quang tự, nhưng biển chỉ dẫn và người dân đều gọi là chùa Am. Chùa toạ lạc giữa lưng chừng Am sơn thuộc xã Phụng Công, tổng Đồng Công, nay là xã Đức Hoà, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh; cách tp Vinh về phía Tây Nam khoảng chừng 60km. Chùa lưng dựa vào núi Am, lấy Trà sơn làm tiền án, sông Ngàn Sâu làm minh đường. NƠI TU HÀNH CỦA 3 NỮ CHÚA Chùa do hoàng hậu Bạch Ngọc vợ vua Trần Duệ Tông sáng lập. Theo “Tiền triều phả hệ ngữ lục” do Trần Cao Vân dịch, được trích chép trong Địa dư Hà Tĩnh 1938, hoàng hậu tên là Trần Thị Ngọc Hoà, con gái ông Trần Công Thiệu, quê làng Tri Bản, xã Thổ Hoàng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1377 Duệ Tông 41 tuổi, khi chinh phạt Chiêm Thành, vua không may bị tử trận tại thành Đồ Bàn. Chẳng bao lâu Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần. Bà và con gái là Trần Thị Ngọc Hiên (công chúa Huy Chân) cải trang thành người xuất gia cùng 572 gia nhân khác rời khỏi kinh thành lánh về quê cha. Cuộc hành trình gần 50 ngày đêm đầy gian khổ, nhiều người chết rơi rớt dọc đường. Khi đến nơi chỉ còn lại 172 người, trong đó có hai gia thần và hai cung nhân rất mực trung thành. Bà cho dựng trại trên núi Vua (tên núi do nhân dân đặt về sau để tỏ lòng ghi ơn bà), một vùng thâm sơn cùng cốc thuộc dãy Trà sơn, chiêu mộ được gần 3.000 người nghèo khổ rồi cùng họ tiến hành mở đất… Khai hoang đến đâu, bà cho lập làng đến đó. Kết quả có 45 xã thôn, trang ấp được thiết lập trên địa bàn 6 tổng của huyện Đức Thọ, với 3.965 mẫu ruộng cùng nhiều kho lẫm dự trữ lương thực. Cũng trên vùng đất này, bà đã cho dựng hai chùa Diên Quang (chùa Am) và Tiên Lữ (chùa Lã). Ngày nay những tên đất, tên làng còn đó như núi Vua, Trà Sơn, Am Sơn, Lâm Thao, Nhân Thi, Cận Kỵ, Thượng Bồng, Hạ Bồng, Thường Nga, Lai Thạch… hầu hết các làng này đều lập đền thờ bà. Trong số đó, có hai ngôi đền tiêu biểu là đền Ngũ Long ở núi Vua (xã Đức Lạc) và đền Cả nằm trước bàu Mỹ Xuyên (xã Đức Lập). Năm Ất Tỵ (1425), khi nghĩa quân Lam Sơn từ Nghệ An tiến vào vùng đất này, biết bà đang khaihoang ở đây, Lê Lợi đã cho đón tiếp bà theo nghi lễ của một bà hoàng. Sau lần gặp gỡ ấy, bà xin hiến lương thực, thực phẩm đã dự trữ bấy lâu cùng nhiều ruộng đất vào công cuộc kháng chiến chống quân Minh đang trong giai đoạn kết và gả công chúa Huy Chân cho Bình Định vương. Lán trại của bà trên núi Vua được nghĩa quân xây dựng thành điện Ngũ Long. Dưới chân núi Phượng, lầu Phượng Hoàng cũng được cất lên cho công chúa Huy Chân ở. Huy Chân đã sinh hạ được một người con gái, đặt tên là Trang Từ. Sau khi hoà bình lập lại, hoàng hậu Bạch Ngọc vào chùa Am xuất gia tu tập. Ít lâu sau công chúa Huy Chân cũng về đây tu hành với mẹ. Còn Trang Từ, khi lớn lên được vua Lê Thái Tổ gả cho Bùi Ban, con trai của tướng Bùi Bị. Về sau Bùi Ban hy sinh trong trận chiến với quân Chiêm Thành, Trang từ tái giá với Khôi quận công Trần Hồng được 5 năm rồi cũng xin về chùa Am tu với mẹ và bà ngoại. Hiện sử sách chỉ cho biết ngày mất của hoàng hậu Bạch Ngọc là 22-6 âm lịch; công chúa Huy Chân là 22-3 âm lịch, năm mất không rõ, nhưng có lẽ đều vào khoảng niên hiệu Hồng Đức (1460-1497). Trang Từ công chúa mất vào ngày 5 tháng 2 âm lịch, niên hiệu Cảnh Thống (1497-1504). CHÙA AM NGÀY NAY Du khách đến thăm đã rất ngạc nhiên khi chùa Am vẫn còn giữ được kiểu kiến trúc đặc thù của vùng Thanh-Nghệ vào cuối thế kỷ XIX theo lối chữ “Công” với sườn bằng gỗ, tường xây, mái ngói lợp âm dương. Những đường nét uốn cong của mái mang âm hưởng nhẹ nhàng lối kiến trúc miền Bắc càng tôn thêm vẻ đẹp của ngôi chùa. Toàn ngôi chính điện được dựng bằng 60 cột gỗ mít, trong đó có 14 cột được thay mới; từ ngoài nhìn vào, là kết cấu liền khối được chia làm ba gian với tổng thể cù giao đan bện vào nhau rất chặt. Nếu nhìn từ hai bên tả hữu hoặc đằng sau, các mái ngói của chính điện được lợp thành nhiều tầng; phần giữa hơi chùng xuống và hai đầu uốn cong dần lên. Nhiều người đã ví kiến trúc của chính điện chùa Am là con thuyền Bát nhã. Nền chùa được lót bằng đá Thanh. Chính điện thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và các vị Bồ tát khác. Phía trước có toà cửu long được chạm trổ rất công phu. Bên phải thờ các vị thổ thần và bên trái thờ hoàng hậu Bạch Ngọc. Nằm gần bình phong, bên cạnh các cấp lên xuống chính điện chùa là hai ngôi tháp mộ. Có tất cả bảy ngôi tháp như vậy, mà theo người dân địa phương, đây là nơi chôn cất các vị sư đã từng trú trì chùa trước đây. Hầu hết các ngôi tháp mộ này, ngoài các câu đối, không thấy có văn bia nên rất khó xác định được danh tính. Chỉ có tháp mộ của Hoà thượng Thích Trí Liễn ở phía trước bên trái gần lối đi vào chùa là còn ghi rõ niên đại và danh tánh. Hoà thượng có thế danh là Nguyễn Tất Tố, sinh năm 1868, mất năm 1936. Ngoài ra, đối diện về phía bên trái vườn chùa, một ngôi tháp khác có tên là “An Tập tháp”, lạc khoản khắc bên trên lòng cổ của tháp cho biết, dưới triều Khải Định, Sa di Thanh Liễn, người trú trì tại chùa đã xây xong 3 ngôi tháp vào ngày lành tháng tốt năm Quý Hợi (Khải Định Quý Hợi niên, hỷ nguyệt cát nhật, trú trì bổn tự Sa-di tự Thanh Liễn trùng tu tam tháp viên thành). Từ tam quan đến chính điện chùa, du khách đi qua nhiều tầng bậc cấp trải dài thoai thoải theo triền dốc. Người đến chùa lần lượt đi qua hai ngôi tháp mộ, một am thờ thổ thần và một dãy nhà ở bên phải. Leo lên thêm vài chục bậc cấp nữa thì đến một khoảnh sân rộng. Cứ vài chục bậc cấp thì có một khoảnh sân như vậy, có ý nghĩa như một sự nối kết, tạo sự hài hoà cân xứng cho tổng thể kiến trúc chùa Am, làm điểm dừng nghỉ để tinh thần được lắng dịu trước khi vào lễ Phật. Phía sau chính điện, một con đường mòn dẫn lên núi có nhiều phiến đá giống hình người đang lạy nên được người dân ở đây gọi là “Bái Phật tảng” hay “Đá thần đồng”. Ngoài ra, sân vườn chùa còn có nhiều cây cổ thụ quanh năm cho bóng mát, đặc biệt là những cây đại vài trăm tuổi đến nay vẫn còn trơ gan cùng tuế nguyệt. Nằm thấp thoáng dưới những rặng cây cổ thụ với nhiều bậc cấp như thế, chùa Am càng mang nhiều nét cổ kính. Nếu leo lên Am sơn, đứng giữa rừng thông xanh bạt ngàn nhìn xuống chùa trông ra sông Ngàn Sâu, ta mới thấy phong cảnh nơi đây cẩm tú đến nhường nào. Còn ngay sau chùa là một cái hồ nước ngọt rất lớn nước trong xanh quanh năm nằm giữa là núi bọc rất đẹp. Có thể nói, chùa Am là một ngôi cổ tự có lịch sử lâu đời, có phong cảnh và kiến trúc vào loại hiếm ở nước ta. Chùa hiện hữu gần 600 năm, nhưng kể từ sau ngày thống nhất đất nước đến nay, chùa Am nói riêng cùng số phận của nhiều chùa ở Hà Tĩnh nói chung, bị lãng quên, trở nên hoang phế. Mặc dù đã được trùng tu nhiều lần (lần cuối cùng vào năm 1909 dưới thời nhà Nguyễn) và được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia vào năm 1995, nhưng chùa vẫn đang xuống cấp trầm trọng do nhiều năm trải qua phong sương tuế nguyệt của vùng khí hậu khắc nghiệt miền Trung." Nguồn : http://violet.vn/th-thitranductho-hatinh/entry/show/entry_id/5078985
Chính điện. 

"Bạch Ngọc Hoàng Hậu - tên thật là Trần Thị Ngọc Hào con ông Trần Công Thiệu ở làng Tri Bản - xã Thổ Hoàng - huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh, nguyên gốc ở Thiên Trường - Nam Định. Bà Trần Thị Ngọc Hào là người con gái có nhân sắc tuyệt vời, lại thêm tài "Phun châu nhã ngọc", được vua Trần Duệ Tông tuyển vào cung làm á phí sau được phong làm Hoàng Hậu và sinh hạ công chúa Huy Chân.   Sau khi nhà vua Trần Duệ Tông qua đời (năm 1377), lợi dụng cơ hội Hồ Quý Ly (1400 - 1407) cướp ngôi nhà Trần. Nhà Minh lại sang điều đình với bà mượn tiếng giúp nhà Trần đánh nhà Hồ để kéo quân sang chiếm nước ta. Bà cảnh tỉnh không chịu khuất phục, bà đã đưa con gái cùng hơn 572 người giả cách ăn mặc người tu hành để trốn bỏ kinh thành về quê hương, sau 50 ngày vất vã, không quản đường xá xa xôi bà mới về đến quê nhà lúc này chỉ còn 172 người. Dừng chân ở núi Cóc và núi Trà Lập bà cùng mọi người lập trại làm ăn, chiêu dụ dân chúng, sau đó mấy năm một trang trại rộng lớn được mở mang từ Lâm Thao - Hòa Duyệt - Thượng Hạ Bồng (này là huyện Vũ Quang), Đông Công và dọc núi Trà Sơn (huyện Đức Thọ), Ân Phú - Sơn Trà - Sơn Long (huyện Hương Sơn) đến Thượng Nga Lại Thạch (6 xã huyện Can Lộc), khi đó đã có trên 3000 dân và khai phá được 3965 mẫu ruộng.   Cũng trong thời gian nay, Ngô Cảnh Cân kéo quân tới cướp phá vùng trại đầu của họ Đổ và tìm trang trại của bà nhưng không thấy, chỉ sau khi có quan đại tướng Bùi Bị cùng Đinh Lễ - Đinh Bố đánh đuổi và giết chết Ngô Cảnh Cẩn, tìm được trang trại của bà và công chúa Huy Chân, hiểu rõ sự tình, Bùi Bị đã đưa hai mẹ con bà về gặp vua Lê Lợi. ở đây bà đã dâng tất cả lương thực chiến đấu, khí giới tiền của mà quá trình bà đã tổ chức và tích lũy được trong nhiều năm cho triều đình.   Sau khi bình ngô đại cáo, bà xin vùa Thái Tổ lập chùa Diên Quang (chùa Am) và chùa Tiên Lữ ỏ xã Đức Lập. Bà về tu hành tại chùa Am ngày ngày tụng kinh niệm Phật cầu cho Quốc thới dân an, cầu cho vong linh các quân sỹ đã hy sinh cho đất nước được siêu thoát.   Hoàng Hậu Trần Thị Ngọc Hào mất ngày 22/6 niên hiệu Hồng Đức, các đời vua Lê thấy công đức lớn lao của bà đã cho tạc tượng bằng đồng thời tại chùa Am.   Nhắc lại công chùa Huy Chân (con gái của Bạch Ngọc Hoàng Hậu) - vương phi của nhà vua Lê Lợi, sinh hạ được người con gái - Trang Từ Công Chúa, đến năm thuận thiên thứ 6 (1435) nhà vua băng hà, công chùa Huy Chân cũng xin về tu hành tại chùa Am cùng với mẹ và mất ngày 22/3. Công chùa Trang Từ sau khi chồng chết cũng xin về tù hạnh tại chùa Am cùng bà và mẹ. Vậy là 3 bà cháu tu hành ở đây được hơn 20 năm và công chùa Trang Từ mất vào ngày 5 tháng chạp."

Một số hình ảnh do dienbatn thực hiện.


Dùng Liên Hoa vô vi Pháp tiếp xúc với các vị Thần linh bản địa.


Trong bài viết từ khá lâu : "BÍ MẬT ĐẰNG SAU NHỮNG THÀNH ĐẠT CỦA CON NGƯỜI TẠI MỘT VÙNG QUÊ HÀ TĨNH ".(http://vn.360plus.yahoo.com/lythienhuonghn/article?mid=90),
 dienbatn đã viết :" Trong chuyến đi điền dã của mình , dienbatn đã phát hiện và khảo sát một vùng quê hẻo lánh nhưng đã là khởi nguồn của nhiều vị Vua , Công hầu , Khanh tướng , các vị Đại Thần thuộc loại Tứ trụ Triều đình. Vùng này là một tập hợp nhiều Long mạch lớn đã - đang và sẽ kết phát lên nhiều vị Hoàng đế , nguyên thủ Quốc gia. Đây là một tập hợp những Long mạch điển hình của Việt nam , hiện nay Khí vận còn đang rất mạnh. Nơi mà dienbatn muốn nói đến chính là vùng quê xung quanh xã LINH CẢM - HUYÊN ĐỨC THỌ - TỈNH HÀ TĨNH.Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh cách Thủ đô Hà nội khoảng hơn 300 Km về phía Tây Nam. Nếu bạn xuất phát từ Hà nội bằng xe hơi thì sau khoảng 5 tiếng là tới. Qua Thành phố Vinh và đi qua sông Lam , đi thêm chừng 30 Km rẽ phải là đến Đức thọ. Đi tiếp khoảng 10 Km nữa là tới Bãi Vọt và Thị trấn Đức thọ. Thị trấn Đức thọ mới được xây dựng thời gian gần đây. Tại ngã tư trước khi vào Thị trấn đức thọ , có một con đường từ Hà nội lên và đi thẳng lên cửa khẩu Cầu Treo sang nước bạn Lào. Một đường vào Thị trấn và một con đường mới làm rất đẹp dẫn vào Linh cảm. Con đường này có từ khi mộ của Tổng Bí thư Trần phú được khánh thành. Huyện Đức thọ - Tỉnh Hà tĩnh là một vùng đồng bằng rộng lớn , tuy nhiên dân cư trong khu vực này còn thưa thớt. Toàn bộ Huyện Đức thọ được ôm bởi dãy Thiên Nhọn , có xuất phát từ dãy Trường sơn và con sông La hiền hòa hình vòng cung bao bọc.
Con sông La và một nhánh của nó ôm vòng lấy một cánh đồng rất rộng - Trong đó có khu địa Huyệt . Sông La và nhánh của nó chảy tới đây lững lờ như quyến luyến không muốn đi . Nhánh của sông La chảy nghịch Thủy , tạo thêm sinh khí rất mạnh cho toàn khu vực . Đây là một Long mạch rất lớn , bắt đầu từ dãy Trường sơn , có chi Long chạy về khu vực Đức thọ - Hà tĩnh ( Trong đó có đỉnh 30 ) . Con sông La bắt đầu từ hai con sông Ngàn Sâu , ngàn Phố từ dãy Trường Sơn , gặp nhau tại Linh cảm tại bến Tùng xoa ( Còn gọi là bến Tam xoa ) , chạy thêm chừng 20 Km nữa lại đổ vào sông Lam tại chợ Tràng ( Gần chợ Củi - Nơi có Đền thờ ông Hoàng Mười ) . Dãy Thiên lĩnh tại khu vực Bãi vọt gọi là dãy Hồng lĩnh có 99 ngọn núi . Dãy Thiên lĩnh nằm tại phía Bắc của khu vực . Sở dĩ gọi là Thiên Lĩnh hay Thiên nhọn vì cả dãy núi này có tới 999 ngọn núi , xuất phát từ Lào , Trường sơn , chạy qua Ngàn sâu , Ngàn Phố , kéo tới khu vực bến Tam xoa - Linh cảm . Tại khu vực này là một vùng có Long khí rất mạnh , nơi phát tích nhiều đời Vua , Quan thuộc loại Tứ trụ Triều đình . Nơi đây đặc biệt Phụ nữ rất đẹp và có tài , từng giúp cho các đức ông chồng thành đạt , thăng tiến trên đường công danh. Phụ nữ ở đây đa phần mình dây , da trắng , tóc dài , nói tiếng rất dễ nghe , dễ cảm. Ở đây có câu : " Vợ ngoan lo Quan cho chồng ". Đằng sau sự thành công của các Danh nhân xuất phát từ đất này , đều có công không nhỏ của những người Phụ nữ Đức Thọ. Trong các làng thuộc Huyện Đức Thọ - Hà tĩnh , làng Đồng Thái là làng được xem là có nhiều người thành đạt nhất từ xưa cho đến nay. Làng này có khoảng 200 hộ dân , với khoảng 600 khẩu. Trong làng nổi lên nhiều dòng họ đã cung cấp nhiều bậc vĩ nhân cho đất ngước như : Họ Phan ( Có PHAN ĐÌNH PHÙNG , PHAN TRỌNG TUỆ , PHAN ANH , PHAN MỸ... ) ; Họ Mai ( MAI THÚC LOAN ) , Họ Hoàng ( HOÀNG CAO KHẢI.. ); Họ Bùi ( BÙI DƯƠNG LỊCH ) , họ Trần ( TRẦN PHÚ...); Họ Kiều ( KIỀU CÔNG TIỄN ) ; Họ Đinh ( ĐINH LIỆT , ĐINH LỄ ) , Họ Lê ( LÊ BÔI ) ; Họ Nguyễn ( NGUYỄN BIỂU ) ...... Xã Tùng ảnh ( là hình bóng của cây thông in trên núi ) , trước kia là làng YÊN VIỆT ; sau đổi thành Châu Phong , rồi Đức Phong và cuối cùng là Tùng Ảnh. Từ thời xa xưa cho đến ngày nay , xã Tùng ảnh luôn có người học giỏi , thi đậu cao , rất nhiều người có bằng cấp Tiến sĩ. Làng Đồng Thái - Xã Tùng Ảnh - Huyện Đức Thọ , trước kia là Phủ Đức Thọ - Tổng Việt yên. Làng này tuy ở một vùng quê hẻo lánh song rất trù phú , đường là được lát bê tông , nhà cửa khang trang , đẹp đẽ. Bên cạnh làng Đồng Thái có một làng nhỏ tục tên gọi là làng Nồi. Địa hình của làng này như một cái nồi úp trên mặt nước vì bốn phía là sông và cánh đồng . Làng này từ xưa đã truyền tụng câu : " Đầu làng là Tụng , Giữa làng là Họa , cuối làng là bần ". Bởi vì những hộ của phần đầu làng có truyền thống kiện tụng lâu dài , giữa làng thì xẩy ra rất nhiều tai họa quái gở , cuối làng vì cờ bạc nên nghèo mạt rệp. Hai xóm Yên hội Đông và Yên Hội Tây chuyên sống bằng nghề cờ bạc. Tuy nhiên , rất ít người , kể cả người của làng Đồng Thái biết rằng : Những dòng họ của Đồng Thái phát mạnh mẽ và lâu dài đến như vậy không phải do đất Đồng Thái. Trong các làng thuộc Huyện Đức Thọ - Hà tĩnh , làng Đồng Thái là làng được xem là có nhiều người thành đạt nhất từ xưa cho đến nay. Làng này có khoảng 200 hộ dân , với khoảng 600 khẩu. Trong làng nổi lên nhiều dòng họ đã cung cấp nhiều bậc vĩ nhân cho đất ngước như : Họ Phan ( Có PHAN ĐÌNH PHÙNG , PHAN TRỌNG TUỆ , PHAN ANH , PHAN MỸ... ) ; Họ Mai ( MAI THÚC LOAN ) , Họ Hoàng ( HOÀNG CAO KHẢI.. ); Họ Bùi ( BÙI DƯƠNG LỊCH ) , họ Trần ( TRẦN PHÚ...); Họ Kiều ( KIỀU CÔNG TIỄN ) ; Họ Đinh ( ĐINH LIỆT , ĐINH LỄ ) , Họ Lê ( LÊ BÔI ) ; Họ Nguyễn ( NGUYỄN BIỂU ) ...... Xã Tùng ảnh ( là hình bóng của cây thông in trên núi ) , trước kia là làng YÊN VIỆT ; sau đổi thành Châu Phong , rồi Đức Phong và cuối cùng là Tùng Ảnh. Từ thời xa xưa cho đến ngày nay , xã Tùng ảnh luôn có người học giỏi , thi đậu cao , rất nhiều người có bằng cấp Tiến sĩ. Làng Đồng Thái - Xã Tùng Ảnh - Huyện Đức Thọ , trước kia là Phủ Đức Thọ - Tổng Việt yên. Làng này tuy ở một vùng quê hẻo lánh song rất trù phú , đường là được lát bê tông , nhà cửa khang trang , đẹp đẽ. Bên cạnh làng Đồng Thái có một làng nhỏ tục tên gọi là làng Nồi. Địa hình của làng này như một cái nồi úp trên mặt nước vì bốn phía là sông và cánh đồng . Làng này từ xưa đã truyền tụng câu : " Đầu làng là Tụng , Giữa làng là Họa , cuối làng là bần ". Bởi vì những hộ của phần đầu làng có truyền thống kiện tụng lâu dài , giữa làng thì xẩy ra rất nhiều tai họa quái gở , cuối làng vì cờ bạc nên nghèo mạt rệp. Hai xóm Yên hội Đông và Yên Hội Tây chuyên sống bằng nghề cờ bạc. Tuy nhiên , rất ít người , kể cả người của làng Đồng Thái biết rằng : Những dòng họ của Đồng Thái phát mạnh mẽ và lâu dài đến như vậy không phải do đất Đồng Thái.Thực chất , đất của làng quê Đồng Thái chỉ là được hưởng những khí chất tốt đẹp của một vùng đất gần núi , nơi là nghĩa trang chung của cả làng. Vùng đó chính là làng TRINH NGUYÊN , nơi đã hội tụ tất cả những Linh khí của cả vùng Đức thọ. Nơi đây cũng là nơi có phần mộ của Tổng Bí thư Trần phú. Nhìn chung Long mạch của vùng này , là nơi dùng chân của hành Long , xuất phát từ Tây tạng của Trung Quốc , vượt miền Tây Bắc , theo dọc dãy Trường sơn , một chi Long theo hai con sông Ngàn sâu , Ngàn phố về hợp lưu tại bến Tam xoa - Linh cảm. Nhìn chung địa hình vùng này , tất cả các núi đều đã tròn đầu , có hình dáng xinh tươi , đẹp đẽ ( Thường các bạn cứ để ý sẽ nhận biết được rằng : Khi mà các dãy núi đang hành Long thì có dạng nhấp nhô liên tục , đỉnh thường nhọn . Khi mà núi thưa dần và tròn đầu , hình dáng đẹp , cây cối xanh tốt là nơi mà Long mạch sắp dừng và kết Huyệt ). Long mạch vùng Linh cảm cũng vậy , tất cả các núi đều tròn và cách quãng theo từng đốt ( Mỗi đốt sẽ kết phát cho một Đời ). Phía Thanh Long có rất nhiều vòng ôm vào cuộc đất kết phát Long Huyệt. Tuy nhiên đầu Thanh long lại có chiều hướng duỗi ra xa , nên đàn ông ( Thanh Long là Dương , chủ về đàn ông ) phải ly Quê mới có thể thành tựu công danh được , những người ở lại tuy học vấn uyên thâm , nhưng bất quá chỉ là một anh Đồ làng. Nhánh Thanh Long có tới chín đốt , nên Long Huyệt này có thể kết phát tới 9 đời.Tuy nhiên , hiện nay vì tình trạng khai thác đất làm đường ( đất đỏ ) , quá tràn lan mà vô tình người ta đang tàn phá Long mạch này một cách trầm trọng. Nhánh Bạch hổ bao gồm nhiều quả núi đất hình dáng tròn trịa như những trái Châu , lại có xu hướng ôm cuộn vào Long Huyệt . Bạch hổ là tượng Âm , tượng trưng cho phái nữ. Do vậy , Phụ nữ ở vùng Linh cảm - Đức thọ , vừa đẹp , vừa giỏi lại rất đảm đang. Chính giữa của Tiểu Minh đường có một hồ nước rộng và rất đẹp ( Các bạn xem hình ở trên ). Trung Minh đường và Ngoại Minh đường là một vùng đất rộng lớn , xanh ngát màu của những ruộng lúa. Phía ngoài lại có nhiều sông lớn bao bọc hình vòng cung , chảy nghịch thủy , đem lại nhiểu Linh khí cho Long Huyệt.....Vùng đất này còn sản sinh ra nhiều nhân tài cho Đất nước về sau này. Vì lý do giữ những Huyệt vị kết phát cho Đất nước , người viết xin không phân tích cụ thể hình thế và vị trí cụ thể của Long Huyệt này , chỉ biết rằng Long Huyệt này sẽ còn kết phát lâu dài và sản sinh ra nhiều Nhân tài cho nước Việt."
Chùa Am tại xã Đức Hòa - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh nhìn từ vệ tinh.

Mộ Trần Phú tại ngã ba Tam Xoa - Linh Cảm.

Sông La.

dienbatn cùng NNC Nguyễn Thị Minh Nguyệt tại mộ TBT Trần Phú trong một lần đi khảo sát vùng Đức Thọ- Hà Tĩnh. 

"Trải qua các giai đoạn lịch sử Đức thọ đã có nhiều tên gọi khác nhau:
• Thời Hùng Vương, Đức Thọ thuộc bộ Cửu Đức trong tổng số 15 bộ của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. • Thời các triều đại phong kiến Phương Bắc: Nhà Tần (246-207 TCN), nhà Hán (206TCN – 220 SCN) đô hộ, Đức Thọ nằm trong địa phận huyện Hàm Hoan (bao gồm toàn bộ vùng đất Nghệ Tĩnh) thuộc huyện Cửu Chân. • Thời nhà Đường 629 (Đường Cao Tổ) đô hộ đến thời nhà Lý, Đức thọ có tên là Cổ La thuộc Hoan Châu. • Thời nhà Ngô thế kỷ thứ X vùng đất Đức Thọ nằm trong huyện Cửu Đức. • Thời Nhà Lý và nhà Trần , Đức Thọ có tên là Chi La thuộc phủ Đức Quang, Nghệ An châu. • Thời Lê sơ, Đức Thọ có tên là La Giang (1428) thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An. • Thời Lê Trung Hưng (1729 - 1740) để tránh trùng với tên huý của chúa Trịnh Giang nên đổi La Giang thành La Sơn thuộc phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. • Thời Minh Mạng (1822) vì trùng tên huý nên phủ Đức Quang đổi tên thành phủ Đức Thọ. Tên La Sơn (thuộc phủ Đức Thọ) tồn tại đến đầu thế kỷ XX phủ Đức Thọ kiêm nhiếp. • Năm Duy Tân thứ 9 (1915), tách tổng Đồng Công nhập về Đức Thọ. Tổng Đồng Công khi đó gồm các xã: Đức Hoà, Đức Lạc, Ân Phú. • Năm Khải Định thứ 6 (1921), tách tổng Lai Thạch thuộc Đức Thọ chuyển về huyện Can Lộc. • Sau 1945, huyện La Sơn đổi thành huyện Đức Thọ cho đến ngày nay. • Năm 1946 - 1947 nhập các làng Lâm Thao, Hòa Duyệt nguyên thuộc tổng Hương Khê và các làng Thượng Bồng, Hạ Bồng, Phương Duệ, Yên Duệ nguyên thuộc tổng Thượng Bồng, Phương Duệ, Yên Duệ nguyên thuộc tổng Thượng Bồng và các xã Ân Phú nguyên thuộc tổng Dị Ốc huyện Hương Sơn chuyển sang thành thôn 7 thuộc xã Đồng Công (xã Đồng Công bao gồm 3 xã Ân Phú, Đức Hoà, Đức Lạc ngày nay). Tiếp đến, vào năm 1948 lại nhập các xã, xã Ân Phú đổi tên thành xã Đức Ân, năm 1972 lại đổi trở lại Ân Phú. • Từ năm 1976-1991, huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh. • Từ năm 1991, huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh. • Ngày 2/3/1992, thị trấn Hồng Lĩnh, xã Trung Lương, xã Đức Thuận và một phần xã Đức Thịnh thuộc Đức Thọ chuyển sang trực thuộc thị xã Hồng Lĩnh. • Năm 2000, các xã: Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang, Ân Phú chuyển sang trực thuộc huyện Vũ Quang. Đức Thọ xưa kia có tên gọi là La Sơn thuộc phủ Đức Quang (gồm cả Hương Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, Thanh Chương, Nghi Lộc...) được xem là vùng đất học của xứ Nghệ. Trong thời kỳ phong kiến, Đức Thọ có 39 vị đại khoa (Tiến sĩ) với những dòng họ nổi tiếng khoa bảng như: Lê Văn, Hoàng Xuân, Phan Đình, Hà Học,... và các làng giàu truyền thống văn hoá như: Yên Hồ, Đông Thái, Trung Lễ, Bùi Xá... thoi phong kien ha tinh co 4 vi trang nguyen thi duc tho c0 2 vi do la dao tieu va doan nguyen loi deu que o yen ho Nhiều người thành đạt xuất thân từ Đức Thọ, như nhà ngoại giao Nguyễn Biểu (đời Trần), nhà văn hóa Bùi Dương Lịch; Hoàng giáp Bùi Thức Kiên; Thượng thư, Tiến sĩ Phan Bá Đạt; lãnh đạo phong trào Cần Vương, Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng, các chí sĩ Lê Văn Huân, Lê Thước, Lê Ninh, nhà cách mạng Trần Phú, nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn, Luật sư Phan Anh, Luật sư Phan Mỹ, nhà toán học Lê Văn Thiêm, nhà văn Hoàng Ngọc Phách, Bác sĩ Phạm Văn Huyến; nhà thơ Thái Can, Luật sư Phạm Khắc Hòe giao su nha su hoc tran duc truong giao ,su bac si tran thi hoai ... Ngoài ra, còn có một nhân vật lịch sử khác cũng rất nổi tiếng nữa là Hoàng Cao Khải. Ông bị xem khinh vì đã cam tâm phục vụ hết lòng thực dân Pháp xâm lược, nhưng chính người Pháp từng nghi ngờ ông là một trợ lực ngầm cho phong trào Duy tân và Đông du, và ngay Phan Châu Trinh cũng có liên lạc thư từ với ông. Trong số những người nổi tiếng hiện nay, từ huyện Đức Thọ có: Giáo sư, TSKH, Viện sĩ Vật lý Đào Vọng Đức; Nữ luật sư Ngô Bá Thành; Giáo sư văn học Hoàng Xuân Nhị; Giáo sư văn học, nhà giáo nhân dân Nguyễn Kim Đính; Giáo sư- nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến; Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Vĩnh Diệu (anh hùng lao động); Giáo sư, nhà sinh học Võ Quý; Giáo sư lâm nghiệp Lê Đình Khả; Giáo sư toán học Đinh Văn Huỳnh (Đại học Ohio, Ohio, Hoa Kỳ); nhà văn hóa Hà Xuân Trường; Giáo sư- nhà Đông Nam Á học Phạm Đức Dương; Giáo sư Phan Văn Tiệm, nguyên Ủy viên tw Đảng, nguyên Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban vật giá chính phủ; Võ Hồng Phúc (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Giáo sư Hà Học Trạc, (Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam); Tiến sĩ Hà Học Hợi (Phó Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương), Đạo diễn sân khấu Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Thị Thành, Nhà báo Phạm Khắc Lãm (nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam); Nguyễn Minh Quang Ủy viên BCH TW Đảng, nguyên Bí thư tỉnh ủy Lai Châu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;luật sư Trịnh Hồng Dương (nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam); Trung tướng Võ Trọng Việt- Chính ủy Bộ đội Biên phòng Việt Nam; Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng Lao động Trần Quỵ (Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai); Giáo sư Mai Trọng Nhuận (Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội); Giáo sư, Tiến sĩ, Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Trần Bạch Thu Hà (nguyên Giám đốc Nhạc viện Hà Nội), nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị; Nhà nhiếp ảnh Phan Thoan (tác giả bức ảnh O du kích nhỏ), Giáo sư Phan Nguyên Hồng, ... và rất nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa, chính khách và doanh nhân nổi tiếng khác. • Thiếu tướng Bản mẫu:Phan khắc Hy."
 Hiện nay, người ta mới tìm được khu mộ Tổ của dòng họ Trương đặt trên một đầu con Long cực lớn tại khu vực này. dienbatn đã đi khảo sát và thấy thế đất ở đây rất hùng hậu. Chỉ tiếc rằng, những người xây khu mộ này không có kiến thức về Địa lý làm chưa đúng cách và tệ nhất đã bịt mất đường Thông Thiên để nhận Thiên Khí của mộ nên đã triết giảm rất nhiều. Khu mộ Tổ dòng họ Trương ở gần Chùa Am ( ảnh do dienbatn thực hiện )
Đầu con Long của khu mộ.
Huyền Vũ của khu mộ với Khí lực oai hùng.



Sau khi tác pháp bằng Liên Hoa Vô Vi Pháp, các ACE trong Đạo tràng nhận được Điển của bà hoàng hậu Bạch Ngọc. Bà đã nói rất nhiều về thời vận của Đất nước, lịch sử lâu dài của vùng Địa linh Hà Tĩnh, quá trình khai hoang mở cõi của tiền nhân, sự kết phát của các Long mạch vùng này, lịch sử thăng trầm của Chùa Am...Những điều trên , dienbatn không được phép tiết lộ. Duy có những điều sau cần phải nói ra theo lệnh của hoàng hậu Bạch Ngọc :
Thứ nhất : Trong nhiều trăm năm, những thày Địa lý người nước ngoài đã đang và sẽ dùng học thuật của mình để trấn yểm nhiều Địa Huyệt quan trọng của vùng Địa linh này. Các Thày Địa lý người Việt cũng rất nhiều lần phá ếm tại vùng đất này, cố gắng giữ vững một vùng Địa Huyệt của Đất nước bằng cách dựng những ngôi chùa trấn giữ các Địa Huyệt. Tuy nhiên gần đây, các thế hệ người Hà Tĩnh đã phá hủy rất nhiều vùng Địa Huyệt quan trọng của vùng này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Linh khí của các Địa Huyệt.Các vùng núi của các xã Đức Hòa, Đức An , Đức Lập và Tân Hương hiện nay đang bị tàn phá nặng nề bởi việc xẻ núi lấy đất. Hệ thống 99 ngọn Hồng Lĩnh như Núi Voi, Núi Mụ Tra, Núi Dấu, Núi Rờm, Tượng Lĩnh, Phượng Hoàng đang bị tàn phá, băm nát cả hệ thống Long mạch kết tụ ngàn đời. Núi Am và các đoạn núi Trà Sơn hiện đang bị băm nát, thậm chí người ta còn dùng một đoạn Trà Sơn gần Núi Am làm nơi tập kết rác thải. Sự tàn phá khu vực này vô cùng khủng khiếp, dẫn đến nhiều Long mạch bị tàn phá, nhiều Địa Huyệt quan trọng bị xâm hại. SOS,SOS,SOS - HÃY CÙNG CHUNG TAY CỨU LẤY MỘT VÙNG LINH ĐỊA CỦA VIỆT NAM.
Thứ hai : Tại Chùa Am có tháp mộ của 7 vị sư trụ trì chùa Am đã bị người ta trấn ếm.Hương linh Các vị sư bị nhốt trong tháp, không ra ngoài được. Tại đây, dienbatn đã dùng Chày Kim Cang và chú uế Tích Kim cang phá ếm thành công.
Thứ 3 : Tại gần đỉnh ngọn Núi Am có một hang đá , trong đó có cất giấu những pho tượng ngày xưa của Chùa Am. Nếu buổi tối ngồi Thiền tại sân Chùa Am, quay về hướng núi sẽ thấy một vầng sáng do những pho tượng đó bốc lên.
vv và vv.
dienbatn xin dừng tại đây vì không dám tiết lộ quá nhiều. Thân ái. dienbatn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét