Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT.BÀI 2

ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT.
MIẾU CÔ BẠCH HOA.








Sự tích : Tương truyền ngày xưa có một người con gái họ Nguyễn đi chợ về qua khu vực cánh đồng thôn Cảnh Thụy - Xã Đại Đồng - Huyện Yên Dũng thì bị cảm và mất ngay tại bờ ruộng này. Mọi người chưa kịp chôn cất cô thì xác cô đã được tổ mối đùn lên che kín thành một ngôi mộ to. Mọi người đều cho là cô được Thiên táng nên thắp hương thờ và được cô nhiều lần hiển linh giúp đỡ. Dòng họ nhà cô cũng phát đạt hẳn lên so với người dân quanh vùng.Mọi người được báo cô có Mỹ tự là cô Bạch Hoa và lập miếu thờ.  Năm 2011, người ta xây lại miếu thờ Cô Bạch Hoa và rất nhiều người tin tưởng đến đây hương khói cho cô.
LONG MẠCH KHU VỰC XÃ ĐỒNG VIỆT - YÊN DŨNG.





Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang nằm trong khoảng giữa hai ngã ba sông : Ngã ba sông Thương và sông Lục Nam, ngã ba sông Thương và sông Cầu. Đây là một vùng tồn tại dày đặc các Huyệt kết với những con Long thật đặc biệt.Tuy nhiên trong nhiều năm qua, khu vực này chưa thật sự phát triển và cũng không có mấy người thành đạt theo đúng tầm vóc của những Huyệt kết, những con Long khủng như vậy. Nguyên nhân do đâu ??? Chúng ta cùng tiếp tục khảo sát về Địa lý khu vực này. 
Theo khảo sát của dienbatn, khu vực xóm Trung -Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang có một lịch sử khá thú vị. Chỉ riêng nội xóm Trung này, đã ba lần phải làm Đình, làm Chùa lại . Chỉ riêng cái tên Chùa là Hành Quán cũng như một dự báo cho tương lai không ổn định của nó. Lần đầu tiên, Chùa được cất ngay sát chân đê, ngay cạnh sông Thương. Thời gian sau đó, Chùa và Đình Hành Quán lại được cất lại ở một vị trí cách đó khoảng gần 1 Km.Sau trận lụt năm 1971, cả khu vực này chìm trong biển nước mênh mông, cả xóm Trung phải chuyển lên sinh sống tại một nửa quả đồi cách nơi cũ khoảng gần 2 Km. Chùa và Đình Hành Quán lại một lần nữa " Hành quân" lên ngọn của quả đồi này.
Khu vực Chùa và Đình Hành Quán trên nửa quả đồi hiện nay.

Chính quyền xã đang tiến hành mở rộng con đường lên Chùa và Đình Hành Quán trên đồi.

dienbatn cùng các ACE trong Đạo tràng Diệu pháp Liên Hoa vô vi khảo sát Địa lý khu vực này.

Khảo sát lại khu vực Chùa và Đình cũ. Khu vực này là đầu một con Long rất lớn, tuy nhiên con Long này không phải quê quán nó tại đây - Nó cũng là " Long ngụ cư ". Con Long này đặc biệt ở chỗ nó không xuất phát từ Long mạch của dãy Nham Biền. Sau khi khảo sát tất cả các khu vực xung quanh, dienbatn nhận thấy đó là một con Long xuất phát từ mạch Long của Côn Sơn - Kiếp Bạc bên kia sông Thương. Cụ thể là con Long này bắt nguồn từ phần cuối của dãy Nam Tào - Bắc Đẩu bên kia sông, sau đó nó chui qua sông Thương và nhô đầu lên khu vực nền Đình - Chùa Hành Quán cũ.Thế Long như vậy thật hiếm có vì nó như một bông sen mọc lên từ dưới đáy dòng sông Thương, chồi lên nên nó không bị ảnh hưởng vì các việc kiến tạo, san ủi của con người. Thế đết này cũng tương tự như thế đất " Mả táng treo " tại Nam Sách - Hải Dương là mộ của Vũ Hồn, Tổ của dòng họ Võ- Vũ Việt Nam.
Nền cũ của Đình - Chùa Hành Quán .

Mắt trái Long.
Mắt phải Long, người ta đã san lấp gần hết để làm ruộng.Ngày trước đây là một giếng sâu không bao giờ cạn nước.

Trong khu vực này, người xưa đã dùng đến ba miếu thờ gọi là Ghè để trấn giữ Địa Huyệt này : Một Ghè ở ngoài bờ sông, khi người ta làm lò gạch đã phá mất nhưng nền Ghè vẫn còn nổi lên khỏi mặt nước, đây chính là nơi con Long trồi lên khỏi lòng sông tiến vào bờ. Một Ghè làm trên gò Rùa trong đê. Một gò nữa là Ghè Sắc là nơi ngày xưa để sắc phong của Vua ban cho hai vị Thượng đẳng Đại Thần khu vực, một là Linh Thần - Thần Hoàng đương cảnh, một là Nhân Thần - Thần Hoảng bản cảnh. 
Ghè tại Gò Rùa ( thế đất là hình con Quy rất lớn ).

Làm lễ tại Ghè gò Rùa.

Khu vực tập trung các gò người xưa gọi là các Đống Gạo. Nơi này tập trung các gò đất do hiện tượng dư Khí của Long mạch mà trồi lên thành gò.

Trên bờ đê sông Thương.

Dãy lò gạch này đang ra sức tàn phá Long mạch ngay tại nơi cổ Rồng.

Vị trí mũi tên xanh chỉ vào là nơi có Ghè cũ trấn giữ, nơi mà con Long sau khi lặn qua sông Thương bắt đầu ngoi lên bờ.

Tại khu vực này có hai hòn đá như thế này, người xưa gọi là đá Thần. Mỗi khi lật hòn đá này sang mặt khác thì thế nào trong làng cũng có chuyện xấu xẩy ra.

Những chân cột của Ghè Sắc ngày trước, người ta lấy đem về nhà, thấy xẩy ra nhiều việc xấu như bệnh tật, chết tróc, làm ăn lụn bại nên đem về trả lại cho Ghè Sắc.

Ao làng cạnh Ghè Sắc. Ngày trước ao làng là toàn bộ cả phía ngoài. Một gia đình ở cạnh đắp một vòng ao nhỏ để sử dụng, kết quả là người chủ gia đình đó gặp tai nạn chết thảm thương.

Ghè Sắc cất lại sau này. Nơi đây ngày xưa là nơi để sắc phong cho nhị vị Thần Hoàng.

Khu gò bên Thanh Long.Các gò này có tên : Gò Vân Rạ, Gò Con cá, Gò Đống Bối, các gò này kết hợp với Gò Rùa và Gò Đống Gạo tạo nên Bát Tọa của Huyệt Khí. Phía đằng trước cách cặp mắt Rồng một khoảng rộng có các gò : Gò Đồng Đàn, Gò Quân Váo, Gò Đồng Trại, tạo nên Tam Thai của Huyệt Khí. Ngoài ra còn có 2 gò là Gò Cánh Khí và Gò Đồng Cò tạo nên Chiêng, Trống cho vùng Long Huyệt. Thế đất này gồm đủ Tam Thai - Bát Tọa, Chiêng , Trống, Gạo nên nhất định phải kết phát cực lớn cho dân trong vùng. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên :Tuy nhiên trong nhiều năm qua, khu vực này chưa thật sự phát triển và cũng không có mấy người thành đạt theo đúng tầm vóc của những Huyệt kết, những con Long khủng như vậy. Nguyên nhân do đâu ???
Xét về thực tế, người dân trong xóm Trung này từ xưa cho đến tận bây giờ luôn luôn bị chia làm hai, cả về địa bàn cư ngụ, cả về sự đoàn kết, thế lực.

Phác đồ Long mạch xóm Trung -Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang.


Xin xem tiếp bài 3 - dienbatn.