Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH TỔNG QUÁT.BÀI 2.


PHẦN 2 .
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN.



1/  ĐỊA MẠCH CHUNG :
Theo sử sách còn truyền lại,từ khi Phục Hy lập ra Bát quái định Thiên đồ,xa thì trông Thiên văn,đại Địa,gần thì trông ở người,vật,toàn đồ Vũ trụ quan bao gồm Thiên -Địa -Nhân.

THIÊN :Tinh ba là Nhật -Nguyệt -Tinh.

ĐỊA :Tinh ba là Thủy -Phong -Hỏa.

NHÂN :Tinh ba là Tinh -Khí -Thần.

Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại đạo,mỗi thành phần đều sống động.

THIÊN ĐẠO :Là sự vận hành các phần tử Thiên hà,Thiên hệ,Tinh tú châu lưu an toàn trong khoảng không theo một trật tự nhất định.

ĐỊA ĐẠO :Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi nhằm sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật.

NHÂN ĐẠO :Là cái đức lớn của Thiên -Địa,Tinh khí tươi nhuận thì Thần mới minh.

Vũ trụ toàn đồ luôn sống động,nếu ngưng ,nghỉ tức là hoại ,là diệt.

Một Cảnh giới hài hòa tạo được sự an lạc,hạnh phúc cho mọi người tức là cả ba thành phần phải tốt tương ứng thể hiện đủ đức tính của Đại đạo.Vì thế ,các bậc Tiền nhân luôn có ước muốn tạo cho mình và cộng đồng một Cảnh giới Chân -Thiện -Mỹ,họ chiêm nghiệm ,học hỏi từ Thiên nhiên địa vật,tạo nên nền tảng Kiến trúc .Nhân giới luôn hài hòa với Tam tài (Thiên văn,Địa thế,Nhân sinh ),nên gọi là thuật Phong thủy.Phong thủy cũng dựa vào trên nền tảng Quái đồ,Hà Lạc.
Trước khi Tầm Long,trích Huyệt thì Phong thủy sư phải học hỏi để hiểu biết nhân thân là một TIỂU VŨ TRỤ.Trong thân thể con người có 365 đại huyệt và gần 1.000 huyệt nhỏ khác,cũng có Khí,có Thủy,có Hỏa,kinh lạc như Đại Vũ trụ bên ngoài.Phải biết kết nối các mạch cùng vận hành thuận hòa trong bản thể,tức là phần tu luyện Pháp Đạo,Đạo Thuật để đạt được đức Nhân.Có Đức Nhân rồi mới tìm hiểu biết về Đại Vũ trụ,tầm Long,tróc mạch những nơi "Tàng Phong tụ Thủy ",là những nơi có Huyền lực của Thiên Địa làm ảnh hưởng thăng hoa vật chất và nhân thể.


Điểm Huyệt trên Nhân thì ảnh hưởng đến tính mạng,còn điểm Huyệt trên đất,nước,âm,dương trạch thì ảnh hưởng đến dòng tộc ,con cháu nhiều đời.
Ngày xưa ở Trung quốc,Việt nam và các nước Chấu Á đều có Kỹ thuật xây dựng,kiến trúc theo Phong thủy căn cứ vào 4 yếu tố :HÌNH -LÝ-KHÍ- SỐ.
1/KHÍ :là Năng lượng Vũ trụ hàm tàng trong Vũ trụ,vật thể,Đất,Nước,con người..


2/LÝ :Là quy luật vận động,vận chuyển ,tạo tác của Khí Thủy -Phong -Hỏa.Gồm ba nguyên tắc :

a/Trời chưởng quản Địa,Nhân.

b/Trời,Đất đều tác động đến Vật chất và con người,nên phải biết vận dụng ảnh hưởng này nhằm tạo yên vui cho cuộc sống.

c/Vận mạng ,hạnh phúc của người sống tùy thuộc ảnh hưởng của người chết,tức là Âm trạch.Do vậy người xưa có câu :"Người sống thì xem cái nhà ,người chết thì xem cái mồ ".

3/SỐ :Là những tượng số của Dịch lý(Nghi,Tượng,Quái,Hào).

4/HÌNH :Là hình thể vùng đất,dòng nước,cấu trúc các công trình xây dựng có ảnh hưởng tốt đến mạch khí.

Ngoài 5 thành tố Kim-Mộc-Thủy -Hỏa-Thổ sinh và khắc chế ngự lẫn nhau.Yếu tố được xem là thuận lợi khi nào năng lực của Vũ trụ hòa hợp cùng năng lực của Đất hay còn gọi là sóng điện từ.Chính hai lực này chi phối,ảnh hưởng đến hoạt động của Trường Sinh học con người,nếu hai lực này tương phản thì đem lại kết quả xấu cho con người trong cuộc đất này hay Dương trạch họ đang ở,hoặc Âm trạch táng tử thi.Nếu hai lực kết hợp tốt thì Vận mạng của con người sẽ tốt,sức khỏe dồi dào,kinh tế phát triển lên mãi.

Do vậy,Phong thủy là một bộ môn học thuật dựa trên Minh triết của Âm -Dương-Ngũ hành -Bát quái,là một Huyền môn Khoa học cổ xưa đã có quá trình trải nghiệm trên 5.000 năm.Phong thủy không mê tín mà là một học thuật tối cổ căn cứ vào HÌNH -LÝ-KHÍ-SỐ mà luận đoán theo một quy luật nhất định.
Sách "CHÍNH QUYẾT CHƯƠNG HÌNH KHÍ "của Tiên sinh Tử Linh Thành viết :"Vào thời Phục Hy,Thần nông,Hoàng đế;sông Hoàng hà dịch chuyển từ Long môn đến Lã Lương Sơn,Từ Lã Lương Sơn hướng về Thái hành sơn chảy qua Kiệt Thạch sơn vào biển lớn.Sông Hoàng hà chẩy từ phương Tây chẩy qua phương Nam,rồi từ Nam chuyển hướng lên Đông bắc,Dự châu đóng ở giữa.Hoàng hà chính là dải đai các núi Nhũ nhạc triều bái,thì nơi đây chính là Phong thủy Bảo địa.Cũng là nơi xuất hiện ra các bậc Thánh nhân như vua Ngiêu,Thuấn,Khổng tử.Phía Bắc Hoàng hà ,còn phương Nam là Trường giang,Thái sơn (Tỉnh An huy ) kẹp giữa ;như vậy Thái sơn chính là Can Long từ dải Hoa sơn trở xuống (Vùng đất này ngày xưa là của Việt tộc ).Nhưng rồi Thiên vận hướng Can Long xuôi theo về hướng cực Nam để rồi kết thành một vùng Bảo địa hay Linh địa.Có Linh Tú khí.Quách Đại Quân viết rằng :"Ta xem núi non ở Giao châu phần lớn Long mạch đều xuất phát từ Quý châu,mà Quý châu là phần dư thừa các con sông từ đất Ba Thục;Long mạch chảy qua cuồn cuộn không dừng thẳng đến đất Giao châu,nên nước ấy có Can Long kết thành Linh bảo địa".


Nền Phong thủy của Việt nam chúng ta dựa trên học thuật của Tổ tiên,ông cha truyền khẩu,bao nhiêu sách vở từ xưa đã bị tiêu hủy trong thời chiến tranh bị đô hộ Bắc thuộc.
Theo ÐỊA LÝ ÐẠI TOÀN TẬP YẾU :"Phong thủy Ðịa lấy Sinh khí làm chủ,lấy Long Huyệt làm nền tảng,Sa,Thủy làm bổ trợ.Xem Phong thủy chính là quan sát sự thuận ứng nghịch phản của Sơn và Thủy,Khí cứng rắn nhu hòa của Âm Dương,lý Phân ly,hội hợp của tụ và tán.


Phong thủy tốt là mạch địa thoạt tiên lên cao,vượt lên,hướng đi của Ðịa mạch hoạt bát như Long,nhấp nhô khộng ngừng, đứt đoạn rồi lại nối liền.Ðịa mạch xuất hiện ở giữa,xung quanh có Sa trướng trùng trùng.Sa trướng của nó có gần có xa,có nghênh có tống,có triền,có hộ vệ.Khi hiệp cốc xuất hiện ,chúng đều thu giữ Ðịa Khí, tựa Phong yêu (Lưng ong ) và Hạc tính (Gối Hạc ) vậy,có nơi tạo ra thế cử đỉnh,có chỗ tạo ra hình Giáp hộ,nơi giao tiếp của Ðịa mạch không bị đứt đoạn,khi Phong suy đi qua hai bên Hiệp cốc ,thì Ðịa mạch lại tựa như hai bên mạn thuyền song song mà ra.Nơi đỉnh và hai bên của Ðịa mạch sáng sủa lại cùng tương ứng với Tinh thần,tựa hồ như sắp có Long có Hổ giáng xuống nơi này.Triều sơn ở xa thì đẹp đẽ,muôn hình vạn trạng.Minh đường rộng rãi bằng phẳng,Thủy khẩu giao kết ,uốn lượn xung quanh,bốn phương tám hướng không có nơi nào bị khuyết hãm.Ðịa Huyệt hạ lạc kết Huyệt ở nơi này,khí Âm Dương phân biệt cùng tiếp,chỗ cao chỗ thấp,lồi lõm rõ ràng, địa hình hai bên như hai cánh tay giang rộng,trên phân ra,dưới hợp lại,Ðịa thế tròn và nhọn cùng đối ứng với Thiên quan Ðịa quỷ.Thủy trong ,Thủy ngoài đều ôm ấp,bao quanh nơi này;Sơn trong Sơn ngoài cùng tụ hội.Nơi được như vậy được xem là đại Phú đại Quý của Phong thủy vậy."
Để có thể khảo sát Địa mạch của một thành phố như Thái Nguyên, chúng ta phải đặt vị trí của nó vào trong tổng thể Long mạch của Việt Nam mới có thể thấy hết được những điểm mạnh , yếu của nó, từ đó mới xây dựng một sách lược phù hợp .Sách " Địa lý toàn thư" viết :
"Ngẩng đầu lên quan sát bốn bề tinh tú, cúi xuống phải quan sát Long mạch tám phương. Bốn bề ngụ ý sao Tử Vi ở phương Bắc, sao Thiên Thị ở Phương Đông, sao Thiếu Vi ở phương Nam, sao Thái Vi ở phương Tây. Long mạch tám phương ngụ ý lấy bốn xứ Càn, Khôn, Khảm, Ly tại phương hướng Tiên Thiên tứ chính làm Dương Long, lấy bốn xứ Chấn, Tốn, Cấn, Đoài tại phương hướng Tiên Thiên tứ ngung làm Âm Long. Phàm đối với Long, coi Âm là quý mà coi Dương là tiện, bởi vì Dương là ở trên trời.
Lại có thuyết nói: Dùng nhãn giới của mình mà quan sát cho kỹ, dùng tính tình của mình mà nhận chân sẽ biết. Phàm đến một làng một bản nào đó, chợt thấy có một ngọn núi nhỏ đơn độc nhô lên, xung quanh đẹp đẽ, lập tức biết đấy là chân Long (Long thật sự). Chỗ vận hành của nó nhất định sẽ hình thành tại đại địa (đất lớn). Đó cũng là điều Dương công đã nói:
“Trên núi xuất hiện cảnh tượng kỳ dị thì không phải là tùy tiện hiện ra đâu, hãy tìm kỹ chân Long (Long thật sự) và địa thế tương nghênh ở hai bên tả hữu”.
Phàm khi tìm chân Long, trước hết phải xác định rõ đầu, mình, sau đến cán, chi, có thai có con, Triền, Giáp, Hộ vệ sơn chạy thẳng đến đầu, sau đó dùng La Kinh mà định lượng, xem ngôi sao nào ở trên trời chủ chiếu xuống đất này, viên cục ở đây được hình thành như thế nào, hình thế có toàn vẹn hay không. Tức là xem cục thế lớn nhỏ, tốt xấu, chứ không nên tùy tiện chỉ trỏ sơn cước (chân núi) mà tìm Long, không chỉ trỏ lung tung một chỗ nào đó làm huyệt vị, nghĩa là chưa thấy gốc đã tìm ngọn. Cho nên “Kinh thư” có viết:
“Tinh tú trên trời và hình thế dưới đất, trên dưới hỗ tương với nhau, phong thủy bảo địa (đất quý) tự nhiên sẽ hình thành”.
Lại viết:
“Dương đức sẽ hình thành từ hình tượng của ta, âm đức sẽ hình thành từ vị trí của ta”.
Cũng là ngụ ý tinh tú trên trời và hình thế dưới đất tương phối với nhau. Thuật sư nghiên cứu phong thủy nhất thiết phải tiến hành tính toán từ điểm này, thì cách tìm Long mạch ắt sẽ sáng tỏ.


Những tìm hiểu của KTS Trần Thanh Vân về đại địa mạch quốc gia.
Cách đây gần 10 năm, trên mạng thông tin quốc tế có một tấm bản đồ thật thú vị: Hình một con rồng rất đẹp mà đầu thì ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest cao 8.888m nóc nhà của thế giới), lưng uốn theo hướng Tây Bắc Đông Nam của dãy núi cao thấp dần và đuôi xoè ra ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, sau đó đi xuống vùng Vịnh Bắc Bộ và đã kết thúc ở vùng đại dương sâu nhất thế giới (Vịnh Mindanao ở Philippines sâu 10.800m).
Đó là tấm sơ đồ sơn thuỷ ở phạm vi vĩ mô tầm thế giới. Thật kỳ diệu, các triền núi đó không thẳng băng mà uốn lượn như hình con rồng, tạo ra mạch núi và mạch nước tụ lại, rồi lan tỏa ở trên đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
Sơ đồ đại địa mạch
( Tấm bản đồ này do dienbatn thực hiện năm 2003 ).

Thế mới biết tại sao vùng đất này luôn luôn bị người ngoài thèm khát và dòm ngó. Và thế mới biết sự uyên bác kỳ tài của Thiền sư Vạn Hạnh và Vua Lý Thái Tổ đã quyết rời bỏ Hoa Lư, để trở về vùng đất Thăng Long và triệt phá được thiên la địa võng mà Cao Biền đã trấn yểm trên thành Đại La cũ 200 năm trước.
Cho đến hôm nay, tất cả những người có chút hiểu biết về phong thủy và lý thuyết về địa mạch thì đã hiểu rằng tất cả mọi bí mật xa xưa về đường kinh mạch, về huyệt đạo linh thiêng mà chỉ có các thầy pháp cao tay mới nắm giữ được, thì nay đã bị phơi bày ra tất cả.
Cái chính là "thiên hạ" thì biết cả, nhưng những người trong cuộc có ý thức được vấn đề và có những giải pháp mạnh để làm chủ các lợi thế đó hay không?
Nhìn vào sơ đồ "vi địa mạch" - Trở lại với địa hình núi sông trên miền Bắc nước ta, thì có 8 dãy núi vòng cung tạo thành hình rẻ quạt là dãy Đông Triều, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Tam Đảo, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn , dãy Sông Đà và dãy Hoà Bình, trong đó Hoàng Liên Sơn nối từ Hy Mã Lạp Sơn về có đỉnh Phan xi păng cao nhất Đông Dương (3143m). Hướng đi của các dãy núi đều hình thành các con sông như sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu...
Thế nhưng các dãy núi chỉ "chầu" nên đều đã dừng lại từ xa, còn các con sông thì đã "tụ" lại ở Việt Trì và nối thông với nhau và tỏa ra ở chính vùng Thăng Long. Kỳ diệu hơn nữa là ở ngay trên đất Thăng Long đã "mọc" lên ba ngọn núi khác: đó là cụm núi Ba Vì linh thiêng đầy huyền thoại. Đỉnh núi này nhìn theo đường chim bay thì chỉ cách Hồ Tây chừng 25km. Nhờ khoảng cách không quá xa, nên khi thuyền của vua Lý Thái Tổ đi từ sông Hồng qua sông Tô Lịch vừa rẽ vào Hồ Dâm Đàm từ làng Hồ Khẩu mùa xuân năm 1010, nhà vua có thể nhìn thấy rồng cuộn sóng bay lên, vừa nhìn thấy đỉnh Ba Vì, nên cái tên Thăng Long và tứ văn "Đắc Long bàn Hổ cứ chi thế, tiện núi sông hướng bối chi nghi" mới xuất hiện trong bản Thiên đô chiếu bất hủ.
Ngày nay, từ trên bản đồ vệ tinh, ta có thể dễ dàng tìm thấy đỉnh cao 1226m, nơi toạ lạc Đền Thượng, thờ Tản Viên Sơn Thánh, từ đó có một đường kinh mạch đi theo hướng chính Đông, qua khu vực Đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị tiếp giáp với Hồ Tây, ra đến tận Cảng Vân Đồn và Vịnh biển Bái Tử Long, ở đó đã có đền Cửa Ông đầy linh thiêng mà nhân dân và hải quân ta hằng tôn thờ suốt 7 thế kỷ qua. Cảng Cửa Suốt của Đức Ông Trần Quốc Tảng xưa, đã và sẽ mãi mãi là một quân cảng quan trọng nơi Bờ Đông của Tổ quốc. Cũng trên bản đồ vệ tinh, nếu nối một đường theo hướng Đông Bắc-Tây Nam mà mọi người quen gọi là Trục Thần Lộ đi từ đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị, lên đến thành Cổ Loa- Kinh đô 2300 năm trước của vua An Dương Vương và cũng là Kinh đô hơn 1000 năm trước của vua Ngô Quyền, trên trục đó ta sẽ gặp phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077 của Đại tướng Lý Thường Kiệt và Ngã ba sông Thiên Đức, nơi Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương lập đại bản doanh chỉ huy đánh quân Nguyên Mông năm 1284 và năm 1288. Kỳ lạ thay, đường chéo này đi tiếp, rồi đi tiếp nữa, sẽ đến Đồng Đăng, cửa ải phía Bắc của Tổ quốc. Trong kinh dịch, hướng Đông Bắc là hướng Ngũ quỷ, lộc có nhiều mà hoạ cũng lắm, vậy nên chăng phải có đôi mắt tinh anh của Đức Thánh Trần chấn ngữ cửa ải này ? Những người có chút tính hiếu kỳ không thể không kinh ngạc khi phát hiện ra trục kinh mạch nằm ngang ở 21 độ vĩ bắc 3' 28'' từ đỉnh Ba Vì và trục Thần Lộ nói trên lại gặp nhau ở chính vùng nước cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn thành kính gọi là huyệt đạo quốc gia. Tại sao có cái tên đó? Tại vì nơi đó vẫn sủi bọt mỗi khi mực nước sông Hồng dâng cao, như thể hồ và sông là cái bình thông nhau. Nhiều người vẫn còn nhớ vào chiều thu nắng đẹp ngày 11/9/1955, người ta đã chứng kiến chính nơi đó đã có cột nước bất chợt phụt lên làm lật úp ba chiếc thuyền gỗ khiến 4 người bị thiệt mạng. Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Thế Hùng ở Viện Vật lý nghe mô tả lại hiện tượng đó thì đoán rằng chắc có kẻ nào đó đã chui xuống đáy hồ sờ soạng, khiến mạch nước có áp suất lớn bỗng bật lên như khi người ta mở nút chai rượu champagne?
2/ ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN.


Nhìn trên bản đồ địa hình, chúng ta thấy Địa mạch của Thái Nguyên nằm giữa hai Long mạch lớn của đất nước. Bên phía Bạch Hổ là Long mạch Tam Đảo hùng vĩ, chảy liên miên , bất tận, hình dáng đẹp đẽ như một con rồng đang trườn mình vươn ra ngoài biển cả. Cạnh Long mạch Tam Đảo còn có hồ Núi Cốc là một đoạn của sông Cầu, ôm vòng quanh sơn thủy hữu tình.  Bên phía Thanh Long có các vòng cung Ngân Sơn , vòng cung Bắc Sơn, Vòng cung Đông Triều chầu vào. Phía Huyền Vũ ,đằng sau là Dãy Tây Côn Lĩnh sừng sững một góc trời Nam. Đằng sau nữa về phía Tây Bắc là cả một cao nguyên Vân Quý và cuối cùng là dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest cao 8.888m nóc nhà của thế giới). Theo trục Thần Đạo của Thái Nguyên ( Tọa Càn - Hướng Tốn - Tây Bắc - Đông Nam ), phía trước minh đường có dãy núi Nham Biền làm án, và xa hơn nữa là Chí Linh, Đông Triều và cuối cùng là biển Hải Phòng. Một minh đường rộng lớn trải dài tít tắp. Sách Địa Lý Toàn Thư có viết "  Phong thuỷ địa lý lấy sinh khí làm chủ, lấy Long Huyệt làm nền tảng, Sa, Thuỷ làm bổ trợ. Xem phong thuỷ chính là quan sát sự thuận ứng nghịch phản của sơn và thuỷ, khí cứng rắn nhu hoà của âm và dương, lý phân ly hội hợp của tụ và tán…Phong thuỷ tốt là địa mạch thoạt tiên cao vượt lên, hướng đi của địa mạch hoạt bát như Long, nhấp nhô không ngừng, đứt đoạn rồi lại nối liền. Địa mạch xuất hiện ở giữa, xung quanh có sa trướng trùng trùng. Sa trướng của nó có gần có xa, có nghênh có tống, có triền có hộ vệ. Khi hiệp cốc xuất hiện, chúng đều thu giữ địa khí tựa phong yêu (lưng ong) và hạc tích (gối hạc) vậy, có nơi tạo ra thế cử đỉnh, có chỗ tạo ra hình giáp hộ, nơi giao tiếp của địa mạch không bị đứt đoạn, khi phong xuy đi qua hai bên hiệp cốc thì địa mạch lại tựa như hai bên mạn thuyền song song mà ra. Nơi đỉnh và hai bên của địa mạch sáng sủa lại cùng tương ứng với Tinh thần, tựa hổ sắp có Long, Hổ giáng xuống nơi này. Triều sơn ở xa thì đẹp đẽ muôn hình vạn trạng. Minh Đường rộng rãi bằng phẳng, Thuỷ khẩu giao kết, uốn lượn bao quanh, bốn phương tám hướng không có nơi nào bị khuyết hãm. Địa mạch hạ lạc kết huyệt ở nơi này, khí Âm Dương phân biệt cùng tiếp, chỗ cao chỗ thấp, lồi lõm rõ rang, địa hình hai bên như hai cánh tay giang rộng, trên phân ra dưới hợp lại, địa thế tròn và nhọn cùng đối ứng với Thiên quan Địa quỷ. Thuỷ trong thuỷ ngoài đều ôm ấp, bao quanh nơi này; sơn trong sơn ngoài cùng quay quần tụ hội. Nơi được như vậy được xem là đại phú đại quý của phong thuỷ vậy. " Sách còn viết : " Khí thông qua Mạch mà vận hành. Mạch thì ẩn tàng tron đất. Khí và mạch không tách rời nhau, chỉ có điều là Mạch hiển lộ tương đối rõ, còn Khí thì ẩn khuất hơn. Khí vận hành trong đất, tràn bốc lên trên, sự vận hành của Khí là tùy theo hình thế, mà sự ngưng tụ của Khí cũng tùy theo hình thế. Khí vận hành thông suốt là Sinh, mà tắc nghẽn lại là Tử. Khí thừa gió mà tản mát, mà gió thì tùy Thủy mà tới, nên Khí thừa Phong mà tán, mà khi gặp Thủy phân giới thì ngưng lại, bởi vì Khí là mẹ của Thủy, nên dùng Thủy mà ngăn thì Khí dừng. Sơn là nội khí, nhất định phải xúc kết ôn hòa, ẩm thấp để tinh khí ngưng tụ, không vận hành. Do đó nói ngoại khí dùng để tụ tập nội khí; Phân giới huyệt mạch cũng dùng thủy, nên nói còn dùng thủy để phân giới mạch. Mạch chia ra ba loại, tùy theo vị trí, gọi là Long mạch, Hiệp mạch và Huyệt mạch.Mạch có ba hình dạng: Mạch khởi phục là tùy theo tinh phong cao thấp mà vận hành, biên độ lớn thì ở dưới thấp, biên độ nhỏ thì ở trên cao. Mạch tiên đới là loại uốn lượn khúc khuỷu từ trên tinh phong bay xuống dưới thấp. Mạch bình thụ là loại ở dưới đất bằng chỉ hơi nhô lên một tấm đệm. Mạch khởi phục thì khí tương đối hòa hoãn, còn mạch bình thụ thì khí tương đối tản mát.Khí mạch ở sơn lũng lấy hoạt động làm Sinh, lấy cương trực làm Tử, lấy ẩn hiện thấp thoáng làm Chính hình, lấy thô trọc làm Vô tình. Khí mạch ở bình địa sẽ thuộc loại thượng đẳng, nếu vận hành trên mặt đất như một đường màu xám, như rắn trườn trong cỏ chỉ thấy có lưng.Nhìn chung thì việc quan sát khí mạch của địa lý phong thủy cũng không khác gì việc quan sát khí mạch con người trong Đông y. Người nhất định phải có khí mới có mạch, có mạch thì mới có khí. Đông y thông qua việc chẩn mạch mà xác định khí thịnh hay suy. Phong thủy sư thông qua việc quan sát địa mạch mà kiểm chứng có khí hay không."
( Xin xem tiếp bài 3 - dienbatn)

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH TỔNG QUÁT.BÀI 1.


ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH TỔNG QUÁT.
Lời dẫn : Thời gian qua, dienbatn và một số ACE trong Đạo Tràng Liên Hoa Vô Vi nhận lời mời của TS.KTS Doãn Quốc Khoa ( Trường ĐHKT),KTS Nguyễn Văn Cường - Hội Kiến trúc sư Thái Nguyên có đi khảo sát địa mạch tỉnh Thái Nguyên, ngõ hầu giúp lãnh đạo tỉnh và các ban ngành có được định hướng để quy hoạch một tỉnh Thái Nguyên đúng về Phong thủy, đẹp về quy hoạch và trường tồn theo thời gian.Tất cả chúng tôi đều mong mỏi sẽ đóng góp một phần công sức của mình tạo nên một vẻ đẹp riêng trong kiến trúc, quy hoạch một cách bài bản, lâu dài xứ sở của Đệ nhất danh trà.Việc thực hiện theo quy hoạch này sẽ phải có lộ trình lâu dài, nhưng ngay bây giờ, chúng ta cần phải có một cái nhìn bao quát, toàn diện để tiến hành từng phần bản quy hoạch đó.
Phần 1 : TÓM LƯỢC VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN.
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Do vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Đông Bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên hiện đang được nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
 1/Vị trí.
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
2/Địa chất.  
Khu vực tây bắc Thái Nguyên bao gồm huyện Định Hóa và các xã phía tây của hai huyện Phú Lương, Đại Từ có lịch sử hình thành sớm nhất, thuộc chu kỳ kiến tạo sơn Caledonia bắt đầu cách đây 480 triệu năm và được hình thành xong trong đại cổ sinh cách đây 225 triệu năm. Các khu vực núi còn lại của Thái Nguyên có lịch sử địa chất trẻ hơn. Phần lớn lãnh thổ Thái Nguyên có lịch sử hình thành suốt trung sinh (bắt đầu từ cách đây 240 triệu năm và kết thúc cách đây 67 triệu năm, kéo dài trong khoảng 173 triệu năm). Sau khi được hình thành xong (cách đây 67 triệu năm), lãnh thổ Thái Nguyên ngày nay tồn tại dưới chế độ lục địa liên tục 50 triệu năm. Với thời gian này, địa hình Thái Nguyên ngày nay được san bằng và trở thành bình nguyên. Đến kiến tạo sơn Hymalaya cách đây khoảng 25 triệu năm, do vận động nâng lên mãnh liệt, Thái Nguyên cũng được nâng cao từ 200 đến 500m, làm cho địa hình trẻ lại. Những miền được nâng cao có địa hình bị cắt xẻ, các vật liệu trầm tích trẻ, mềm bị ngoại lực bóc mòn, các núi cổ được cấu tạo bằng nham thạch cổ hơn, cứng hơn lại lộ ra, tái lập lại địa hình như lúc mới hình thành xong (cuối trung sinh).
 3/Địa hình .
Tam Đảo là dãy núi tạo thành ranh giới giữa tỉnh Thái Nguyên và hai tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc-nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đồng lầy. Về phía đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia. Về phía đông bắc, có cao nguyên Vũ Phái được giới hạn bởi những dãy núi đá vôi và có khu rừng núi ngăn chia Lâu Thượng và Lâu Hạ ở phương Nam. Phía tây bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi núi lan tới tận khu đồng lầy Phúc Linh. Phía tây nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng Đại Từ. Tam Đảo có đỉnh cao nhất 1.591 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng đông bắc-tây nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng tây bắc-đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

4/Thủy văn .

Sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Nga My, huyện Phú Bình, sông trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hoàn toàn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có một số sông suối khác nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cầu. Trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông Nghinh Tường và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên không thuộc lưu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai, sông này chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc lưu vực sông Thương. Ngoài ra, một phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc thượng lưu sông Đáy. Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề đáng quan tâm, nhất là tình trạng ô nhiễm trên sông Cầu. Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài 52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng được dễ dàng. Thái Nguyên không có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.
5/Cơ cấu đất đai .
Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao. Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà) (một đặc sản của Thái Nguyên). Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác. Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22 % diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78 % diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.
6/Khí hậu.
Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai. Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C.Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
7/Lịch sử .
Từ xa xưa, Thái Nguyên đã là nơi sinh sống của người Việt cổ. Trên địa bàn hang Ốc thuộc xã Bình Long đã tìm được dấu tích của người tiền sử có niên đại ít nhất cách đây từ 7000 đến 8000 năm với những vỏ ốc bị chặt đuôi, xương động vật là những tàn tích thức ăn của người xưa. Từ những năm 1980, cũng tại huyện Võ Nhai, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra dấu tích của người Việt cổ tại khu vực Mái Đá Ngườm thuộc xã Thần Sa. Hàng chục ngàn hiện vật từ các hang Phiêng Tung, Mái đá Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, hang Thắm Choong, Nà Ngùn và Mái Đá Ranh…ở Thần Sa, với những công cụ cuội được ghè đẽo như: Mảnh tước, rìu tay, công cụ chặt hình núm cuội, công cụ chặt rìa, công cụ chặt 2 lưỡi, công cụ hình sừng bò... Đặc biệt. các nhà khảo cổ đã tìm thấy 3 bộ xương người cổ được mai táng ở Mái Đá Ngườm, xóm Kim Sơn. Mái Đá Ngườm là một di chỉ quan trọng bậc nhất của khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa với 4 địa tầng văn hóa khảo cổ, trong đó tầng thứ tư tiêu biểu cho trung kỳ Thời đại đá cũ. Thái Nguyên xưa thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Vào thế kỷ thứ III, Thái Nguyên thuộc huyện Vũ Định, sau đổi tên thành huyện Long Bình. Đến thế kỷ thứ VII được gọi là huyện Vũ Bình, rồi thành châu Thái Nguyên dưới đời nhà Lý. Cuối thế kỷ 14, châu được đổi thành trấn, năm 1407 đổi lại thành châu, sang 1408 thì trở thành phủ, năm 1677 trở thành trấn. Mãi đến năm 1902, triều đình mới cử quan chức trấn nhiệm Thái Nguyên, đặt doanh sở ở Ngọc Hà. Kể từ khi nhà Lý định đô ở Thăng Long, Thái Nguyên đã trở thành phên giậu trực tiếp che chở phía Bắc kinh thành. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1076-1077, phần đất phía Nam Thái Nguyên từng là địa đầu của phòng tuyến sông Cầu, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quan quân nhà Lý với Nhà Tống. Đầu thế kỷ 15, nhà Minh đem quân sang Việt Nam, dân chúng Thái Nguyên lại liên tiếp đứng lên khởi nghĩa. Tiêu biểu là Lưu Nhân Chú, người huyện Đại Từ, ông cùng cha và anh rể đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Vào thời nhà Nguyễn, Thái Nguyên là nơi nổ ra nhiều phong trào khởi nghĩa nông dân chống lại quan lại phong kiến. Người dân Thái Nguyên từng tham gia các cuộc khởi nghĩa của Dương Đình Cúc, Nông Văn Vân. Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, đất Thái Nguyên là địa bàn hoạt động thường xuyên, là hậu cứ của Hoàng Hoa Thám. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Trịnh Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến đã nổ ra và đêm 30-8-1917, nghĩa quân đã chiếm được tỉnh lị. Tuy nhiên sau đó thực dân Pháp đem viện binh từ Hà Nội lên tấn công khiến nghĩa quân phải bỏ Thái Nguyên và rút về Vĩnh Yên rồi bị dập tắt sau đó. Tỉnh Thái Nguyên được thành lập vào năm Minh Mệnh thứ 12 (ngày mùng 1 tháng 10 âm lịch, tức ngày 04-11-1831), tỉnh Thái Nguyên khi đó giáp với các tỉnh: Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Sơn Tây. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhiều Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ thường xuyên qua lại hoạt động, phát triển lực lượng ở Thái Nguyên. Năm 1947, Hồ Chí Minh đã tới Thái Nguyên và lãnh đạo cuộc Kháng chiến chống Pháp từ căn cứ chính tại ATK Định Hóa. Cũng tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định mở Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954 cũng như quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử và hàng loạt sự kiện quan trọng khác. Từ năm 1956 đến 1975, Thái Nguyên là một tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc và thành phố Thái Nguyên là thủ phủ của khu tự trị này. Trước đó, năm 1890, chính quyền Pháp chia tỉnh Thái Nguyên thời nhà Nguyễn thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Năm 1965, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sáp nhập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Tỉnh Bắc Thái cuối cùng lại tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn như ngày nay vào năm 1997.
 8/Kinh tế.
Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía Bắc, một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam. Mặc dù vậy kinh tế Thái Nguyên đang dần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần. Thái Nguyên có tổ hợp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Khu công nghiệp đầu tiên của Thái Nguyên là Khu công nghiệp Sông Công và hiện tỉnh này đã được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hình thành 6 khu công nghiệp là KCN Sông Công I (220ha); KCN Sông Công II (250ha) thuộc thị xã Sông Công; KCN Nam Phổ Yên (200 ha), KCN Tây Phổ Yên (200ha) thuộc huyện Phổ Yên; KCN Điềm Thuỵ (350ha) thuộc huyện Phú Bình và KCN Quyết Thắng (200ha) thuộc thành phố Thái Nguyên, đều tập trung ở khu vực trung-nam của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2010 đã có 18 cụm công nghiệp được phê duyệt qui hoạch chi tiết với diện tích 620 ha (6,2 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²). Tuy nhiên nhà ở cho công nhân cũng là một vấn đề nan giải khi mà dự kiến đến năm 2015 Thái Nguyên sẽ có khoảng 163.750 công nhân, trong đó có khoảng 43.045 người có nhu cầu về nhà ở. Tính đến năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có tổng cộng 135 chợ, trong đó có 99 chợ nông thôn. Theo phân loại, có hai chợ loại 1, 7 chợ loại 2 và còn lại là chợ loại 3. Trong số các chợ, lớn nhất là chợ Thái, đây đồng thời cũng là chợ lớn nhất vùng Việt Bắc. Tổng diện tích sử dụng cho mạng lưới chợ của tỉnh Thái Nguyên là 476.295 m², trong đó diện tích chợ được xây dựng kiên cố là 108.559 m², chiếm 17,5 %. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn 45 xã chưa có chợ, đa số là những xã vùng sâu, vùng xa. Tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch xây mới 5 chợ tại các xã Thuận Thành (Phổ Yên), Phú Thượng (Võ Nhai), Yên Ninh (Phú Lương), Yên Lãng (Đại Từ và Thanh Ninh (Phú Bình) thành các chợ đầu mối nông sản, tương ứng với 5 cửa ngõ của tỉnh tiếp giáp tương ứng với Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Bắc Giang. Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng mỏ Núi Pháo trên địa bàn các xã phía đông của huyện Đại Từ được các cơ quan chuyên môn đánh giá có trữ lượng Vonfram khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới sau một mỏ tại Trung Quốc, ngoài ra mỏ còn có trữ lượng Flo lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn, và trữ lượng đáng kể bismuth, đồng, vàng và một số kim loại khác. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt trung bình 11,11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001-2006 trước đó là 9,14% mỗi năm. Trong thời kỳ 2006-2010, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bình quân đạt 14,91%, khu vực dịch vụ đạt 11,86% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là 4,14% mỗi năm. Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp trong GDP. Năm 2011, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên có tỉ lệ công nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; dịch vụ chiếm 36,95%, nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,28 %. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2011 dự ước đạt 22,3 triệu đồng/người, tương đương khoảng 1062 USD/người và tỉ lệ hộ nghèo giảm 2,1% so với năm 2010. Từ năm 2005 đến tháng 12 năm 2010, Thái Nguyên có 428 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt 105.000 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 3.352,8 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 57/63 tỉnh thành, thấp hơn thứ hạng 42 của năm 2010.Thu nhập hàng tháng của lao động trong khu vực nhà nước do tỉnh Thái Nguyên quản lí theo kết quả sơ bộ năm 2009 là 2.527.900 đồng, thấp hơn mức trung bình cả nước cùng thời điểm là 2.867.100 đồng và của khu vực trung du miền núi phía Bắc là 2.983.200 đồng.
9/Đơn vị hành chính .
Tỉnh Thái Nguyên được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Các đơn vị hành chính này được chia tiếp thành 180 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Cũng như các tỉnh và thành khác của Việt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên do người dân tỉnh bầu nên, là cơ quan quyền lực nhà nước ở tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên hiện nay, nhiệm kỳ 2011–2016 gồm 70 đại biểu, chủ tịch là ông Dương Ngọc Long. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên có trụ sở tại số 18 đường Nha Trang. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang có kế hoạch xây dựng trung tâm hành chính mới ở phía tây thành phố Thái Nguyên. Theo Niên giám thống kê 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300 người, trong đó nam có 558.900 người chiếm 49,4% và nữ là 572.400 người chiếm 50,6%, tỉ sô giới tính nam/nữ là 97,6/100. Tổng dân số đô thị là 293.600 người (25,95%) và tổng dân cư nông thôn là 837.700 người (74,05%). Số con trên mỗi phụ nữ là 1,9 và tỉ lệ tăng dân số là 0,53% bằng một nửa số với tỉ lệ tăng của cả nước là 1,05%.] Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, quy mô hộ gia đình tại tỉnh Thái Nguyên là 3,4 người/hộ. Tỉ số già hóa là 39,5% và tỉ số phụ thuộc là 42,2%. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của cư dân Thái Nguyên là 24 tuổi, trong đó nam là 25,7 tuổi và nữ là 22,3 tuổi, thấp hơn trung bình cả nước với các số liệu tương ứng là 24,5 tuổi, 26,2 tuổi và 22,8 tuổi. Tỷ lệ xuất cư là 30,2% còn tỷ lệ nhập cư là 39,6%. Tỉ lệ biết chữ đạt 96,5%, cao hơn mức trung bình cả nước là 93,5%. Diện tích nhà ở bình quân của Thái Nguyên là 20,1m²/người, trong đó nhà ở kiên cố đạt 61,7%, nhà ở bán kiên cố đạt 25,6%, nhà ở thiếu kiên cố đạt 4,5% và nhà ở đơn sơ đạt 8,2%. 93,7% nhà ở tại Thái Nguyên là nhà riêng. Khoảng 35,4% số người xuất cư khỏi Thái Nguyên có điểm đến là Hà Nội và 8,5% có điểm đến là Thành phố Hồ Chí Minh. Các địa phương có số người nhập cư nhiều nhất đến Thái Nguyên lần lượt là Bắc Giang, Hà Nội, Bắc Kạn và Cao Bằng. Cũng như toàn quốc, Thái Nguyên có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 779.261 người, chiếm 69,38% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 249.001 người, chiếm 22,17% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 94.854 người, tức chiếm 8,45% Không như nhiều tỉnh trung du miền núi phía bắc khác, tỉnh Thái Nguyên có đa số dân cư là người Kinh (73,1%), tỉ lệ người Kinh chiếm cao hơn tại tỉnh lị, thị xã Sông Công và các huyện phía nam như Phổ Yên, Phú Bình cũng như tại các khu vực ven quốc lộ, tỉnh lộ và thị trấn tại các huyện còn lại. Người Kinh ban đâu chỉ là dân tộc bản địa cư trú tại các khu vực trung du ven sông Cầu ở khu vực phía nam của tỉnh Thái Nguyên ngày nay. Vào thời nhà Trần, Lê, Nguyễn, nhiều làng xóm của người Kinh hình thành tại các khu vực phía nam của tỉnh và dân cư chủ yếu là các di dân đến từ các nơi thuộc đồng bắng Sông Hồng và Thanh Hóa ngày nay. Bên cạnh đó, khi các quan triều đình được cử đến Thái Nguyên, họ thường đem theo cả gia đình, dòng tộc tới định cư. Ngoài ra, nhiều người đến làm ăn và buôn bán rồi sau đó ở lại Thái Nguyên lập nghiệp. Đặc biệt, trong thời kỳ thuộc Pháp, rất nhiều người Kinh từ các tỉnh đồng bằng đã được chế độ thực dân đưa lên Thái Nguyên để làm việc trong các đồn điền và hầm mỏ. Trong kháng chiến chống Pháp, vì có vai trò là thủ đô kháng chiến nên số người Kinh đến Thái Nguyên ngày càng tăng. Quá trình người Kinh nhập cư đến Thái Nguyên tiếp tục tăng nhanh vào sau năm 1954, khi một số cơ sở công nghiệp lớn được hình thành và việc thực hiện chương trình "kinh tế mới". Ngay từ năm 1960, người Kinh đã chiếm 74,56% dân số tỉnh. Người Kinh ở Thái Nguyên nói chung vẫn giữ được nhiều phong tục truyền thống của cha ông tại miền xuôi, mặc dù vậy nhiều yếu tố đã bị phai nhạt, đặc biệt là ở khu vực các huyện phía bắc, họ chịu ảnh hưởng của các dân tộc thiểu số bản địa. Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km ². Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số tỉnh tăng bình quân 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác, trong đó ba huyện Định Hóa, Đại Từ và Phú Bình có tăng trưởng dân số âm
10/Các dân tộc thiểu số .
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại thành phố Thái NguyênNăm 1999 dân tộc Tày có 106.238 người, đứng hàng thứ hai trong các dân tộc của tỉnh (chiếm 10,15%). Họ có mặt ở tất cả các huyện thị xã, thành phố trong tỉnh, tập trung đông nhất là ở huyện Định Hoá (41,1%), tiếp đến là các huyện: Phú Lương (18,6%), Đại Từ (12,7%), Võ Nhai (12,5%). Trong quá trình phát triển tộc người, người Nùng ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng có hiện tượng là nhiều nhóm Nùng đến sớm đã bị Tày hoá, còn những nhóm Nùng hiện nay mà ta biết thì tới Việt Nam chỉ khoảng vài trăm năm nay. Những người Hoa đầu tiên đã có mặt ở Thái Nguyên khoảng trên dưới 150 năm. Họ là lưu dân có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc). Tổ tiên của một bộ phận trong số họ vốn là những nông dân nghèo đói phải phiêu bạt mưu sinh, một số ít khác có thể là hậu duệ những chiến binh của phong trào Thái Bình Thiên Quốc chống lại nhà Thanh, bị đàn áp nên trốn sang Việt Nam. Khoảng những năm 60-70 của thế kỷ trước, một bộ phận người Hoa cũng chuyển từ Hà Cối (Quảng Ninh) về Thái Nguyên lập nghiệp. Theo Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, người Ngái ở Thái Nguyên chỉ có 422 nhân khẩu, sinh sống phân tán ở các huyện Đại Từ (110 người, nam: 60, nữ: 50), thành phố Thái Nguyên (86 nhân khẩu, nam: 42, nữ: 44), Phổ Yên (31 nhân khẩu, nam: 21, nữ: 10). Người Ngái còn phân bố ở các huyện Phú Lương và Đồng Hỷ. Dân tộc Ngái không có các thôn bản riêng, họ sống xen kẽ với người Kinh, Tày, Hoa và Sán Dìu. Người Sán Dìu tự gọi mình là Sán Dìu (Sán Dao/Sán Dìu, chữ Hán: 山由, Sơn Do). Các cộng đồng láng giềng gọi họ bằng nhiều tên khác nhau: Trại Đất, Trại ruộng, Mán Quần Cộc, Mán Váy Xẻ, Sán Nhiều, Slán Dao. Các nhà ngôn ngữ học xếp dân tộc Sán Dìu vào nhóm ngôn ngữ Hán, thuộc ngữ hệ Hán-Tạng. Người Dao ở Thái Nguyên thuộc 3 nhóm địa phương: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt và Dao Lô Gang. Dao Quần Chẹt tập trung chủ yếu ở huyện Đại Từ, Dao Đỏ cư trú phân tán ở huyện Phú lương và Đồng Hỷ, Dao Lô Gang tập trung ở huyện Võ Nhai. Ngoài ra, người Dao còn cư trú rải rác ở Định Hoá, Phổ Yên... Tuy thuộc 3 nhóm khác nhau nhưng đều tự gọi là Dao Đại Bản (Tầm Mả Miền), cùng nói phương ngữ Kiềm Miền Theo số liệu của Ban chỉ đạo cuộc Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 1979 thì vào năm này tỉnh Bắc Thái nói chung, Thái Nguyên nói riêng mới có số liệu về người H'Mông. Năm 1979, toàn tỉnh Bắc Thái có 650 người Hmông thì tại Thái Nguyên ngày nay có 644 người, trong đó gần 80% tập trung ở huyện Võ Nhai. Sau đó 10 năm (1989) dân số H'Mông ở Thái Nguyên đã lên tới 2.264 người, huyện có đông người H'Mông nhất là Đồng Hỷ tăng từ 54 người lên 1.022 người (tăng tuyệt đối 968 người), huyện Võ Nhai mặc dù đã tăng từ 513 người lên 923 người (tăng tuyệt đối 410 người) nhưng lại xuống vị trí thứ hai. Đến năm 1999, dân số Hmông trong toàn tỉnh đã lên tới 4.831 người, tăng hơn gấp đôi trong 10 năm. Người Sán Chay bao gồm hai nhóm là Cao Lan và Sán Chí, đều là những cộng đồng mới di cư sang Việt Nam cách đây một vài trăm năm. Trong Đại Nam nhất thống chí, ở mục Phong tục tỉnh Thái Nguyên khi đề cập tới người Cao Lan có ghi: Mán Cao Lan cứ ba năm một lần thay đổi chỗ ở, không ở chỗ nào nhất định.
11/Tôn giáo .  
Chùa Khmer trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa Dân tộc Việt NamCũng giống như phần lớn các tỉnh khác tại Miền Bắc Việt Nam, Thái Nguyên có đại đa số cư dân "không tôn giáo". Theo thống kê năm 2009, số người theo có tôn giáo tại tỉnh Thái Nguyên là 32.923 người, tức chiếm 2,93% tổng dân số của tỉnh. Hiện nay, Thái Nguyên có khoảng 100 chùa, gần 50 đền và khoảng 100 đình. Ðạo Tin Lành ở Thái Nguyên có từ năm 1963 và từ năm 1990 trở lại đây, tôn giáo này tiếp tục phát triển, tập trung chủ yếu vào người Mông, Dao. Thái Nguyên có 4 xứ đạo Công giáo hoạt động là: Thái Nguyên, Tân Cương, Nhã Lộng (Phú Bình) và Yên Huy (Ðại Từ), tất cả các hoạt động Công giáo ở Thái Nguyên đều do Toà giám mục Giáo phận Bắc Ninh chỉ đạo.
12/Du lịch .
Thái Nguyên từng là nơi tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2007 và có một số điểm du lịch nổi bật: Khu du lịch hồ Núi Cốc, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía tây (giáp dãy núi Tam Đảo) là khu du lịch lớn nhất của tỉnh. Mặt hồ rộng 25 km² và có đến 69 hòn đảo lớn nhỏ. Nơi đây đang thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. Thái Nguyên cũng là nơi đăng cai Festival Trà Quốc tế lần thứ I từ 11-15/11/2011 tại thành phố Thái Nguyên và khu du lịch Hồ Núi Cốc. Khu Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam với diện tích 28.000 m², đền Đội Cấn, công viên Sông Cầu tại trung tâm thành phố Thái Nguyên. Khu du lịch hang Phượng Hoàng và suối Mỏ Gà (là suối chảy ra từ núi đá) tại huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45 km. Khu di tích lịch sử an toàn khu (ATK) huyện Định Hóa. Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh sống nhiều năm trong Kháng chiến chống Pháp (1945-1954) Thác nước 7 tầng Khuôn Tát, nằm trong khu di tích lịch sử ATK. Các điểm đền chùa như­ đền Đuổm thờ Dương Tự Minh (Phú L­ương); chùa Hang (Đồng Hỷ); chùa Phù Liễn; đền X­ương Rồng (thành phố Thái Nguyên). Khu di tích núi Văn, núi Võ được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Dấu tích cùng với truyền thuyết đẹp gắn với danh tướng Lưu Nhân Chú và đội nghĩa binh của ông. Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm tham quan du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận. Ngoài ra Thái Nguyên có nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc như­ dân tộc Tày, H’Mông, Dao có thể khai thác thành các điểm du lịch cho khách tham quan. Năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có 14 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ một đến 3 sao., trong đó có hai khách sạn có tiêu chuẩn ba sao là Khách sạn Dạ Hương II và Khách sạn Thái D­ương. Số cơ sở lưu trú, nhà hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong tỉnh tăng bình quân 15%/năm, hiện có 135 cơ sở, đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng từ bình dân đến cao cấp với công suất phục vụ trên 3.000 lượt khách/ngày-đêm. Riêng 9 tháng đầu năm 2011, tổng số lượt khách đến Thái Nguyên đạt 1.149.100 lượt người, trong đó khách quốc tế đạt 18.360 lượt người, đạt 109% so với cùng kỳ năm trước, khách lưu trú đạt 481.800 lượt người, tổng doanh thu toàn xã hội về du lịch đạt 768 tỷ đồng, công suất sử dụng buồng phòng đạt 67%.
13/Giao thông .
Thái Nguyên hiện có 3 tuyến quốc lộ đi qua là Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37. Tuyến quốc lộ 3 vốn chỉ có 2 làn xe và hiện được cho là quá tải, tuyến đường này đang được đầu tư để mở rộng song song với việc xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên với 4 làn xe dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Đường cao tốc có mặt đường rộng 34,5m và dài hơn 61 km có điểm đầu là Quốc lộ 1A mới thuộc xã Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) và điểm cuối là tuyến đường tránh thành phố Thái Nguyên, tuyến đường này sẽ nằm về bên phải quốc lộ 3 cũ trừ đoạn từ xã Lương Sơn (TPTN) đến tuyến đường tránh thành phố. Hiện tuyến đường đã được quy hoạch xây dựng với chiều rộng 4 km. Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng nằm trong Dự án đường vành đai 5 Hà Nội, một tuyến đường đang được "nghiên cứu quy hoạch" và dự kiến đi quan nhiều tỉnh thành phố lân cận thủ đô, cũng theo nghiên cứu thì sẽ có Hầm Tam Đảo giữa hai tỉnh Thái Nguyên-Vĩnh Phúc trên tuyến đường này. Nếu dự án được khởi công và hoàn thành sẽ giảm bớt thời gian di chuyển từ tỉnh Thái Nguyên tới Vĩnh Phúc và một số tỉnh thành khác. Mặc dù từng được kỳ vọng là sẽ tiến hành khởi công hầm vào dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội song cho đến nay dự án hầm vẫn chưa được triển khai . Thái Nguyên cũng có một số tỉnh lộ, trong đó nổi bật là như tỉnh lộ 261 kết nối hai huyện Đại Từ và Phổ Yên, tỉnh lộ 260 kết nối phía tây thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ, tỉnh lộ 264 kết nối hai huyện Định Hóa và Đại Từ, tỉnh lộ 254 kết nối huyện Định Hóa với Quốc lộ 3. Ngoài ra còn có các tỉnh lộ 242, 259, 262. Thái Nguyên là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phong trào vận động nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông, do vậy, kinh phí để hoàn thành các tuyến đường đã được giảm xuống. Toàn tỉnh Thái Nguyên có 3.422,7 km đường bộ. Trong đó đường do Trung ương quản lý dài 80,1 km, chiếm 2,34%; đường do tỉnh quản lý dài 271 km, chiếm 7,91%; đường do huyện quản lý dài 759,6 km, chiếm 22,19%; đường do xã quản lý dài 2.312 km, chiếm 67,54%. Về chất lượng, đường cấp phối, đường đá dăm là 350,5 km, chiếm 10%; đường nhựa và bê tông nhựa là 379,7 km, chiếm 11%; đường đất là 2.692,7 km, chiếm 79%. Hiện nay, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có đường ô tô đến trung tâm. Về đường sắt, tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều hay còn gọi là tuyến đường sắt Hà Thái; tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng dài 33,5 km chỉ sử dụng để chuyên chở khoáng sản. Tuyến đường sắt Kép - Lưu Xá (Lạng Giang, Bắc Giang) được xây dựng trong thời chiến tranh để nhận viện trợ của các nước XHCN nay gần như bị bỏ không, cộng thêm hệ thống đường sắt nội bộ trong khu Gang Thép. Do là tỉnh trung du nên giao thông đường sông của tỉnh chủ yếu chỉ phát triển ở sông Cầu và sông Công đoạn cuối nguồn thuộc tỉnh, dự án Cụm cảng Đa Phúc đang được xây dựng tại huyện Phổ Yên và được mong đợi có thể kết nối đến cảng Hải Phòng.
14/Ẩm thực .
 Là địa bàn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, cư dân trong tỉnh lại có nguồn gốc đa dạng nên ẩm thực tại tỉnh Thái Nguyên cũng khá phong phú. Một số dân tộc thiểu số trong tỉnh thường làm "xôi thập cẩm" có nhiều màu sắc trong các dịp lễ tết, các màu sắc đều được nhuộm từ các loại lá cây tự nhiên bằng một số công thức khác nhau có thể lấy ví dụ như xôi màu tím sẽ được ngâm vào chậu nước lá cây gạo cẩm trộn với nước gio, xôi màu vàng được ngâm vào chậu nước nghệ. Trên địa bàn huyện Định Hóa ở phía tây bắc tỉnh có đặc sản là cơm lam, được làm bằng cách cho gạo nếp đã ngâm vào ống nứa, cho thêm nước rồi nút lại bằng lá chuối non sau đó đem hơ trên ngọn lửa. Cơm nếp lam có thể để được cả tuần mà không bị thiu hay vữa. Cũng trên địa bàn huyện miền núi Định Hóa, một loại gạo đặc sản mang tên "Gạo Bao Thai Định Hoá" đã được bảo vệ nhãn hiệu tập thể từ năm 2007. Làng bánh chưng Bờ Đậu nằm ven quốc lộ 3 và quốc lộ 37 thuộc địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương không chỉ nổi tiếng ở tỉnh Thái Nguyên mà còn được nhiều nơi khác biết đến vào mỗi dịp tết đến xuân về. Những năm gần đây, bánh chưng Bờ Đậu còn vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bánh chưng Bờ Đậu được làm từ gạo nếp thuần chủng và lá dong nếp lấy từ trên rừng huyện Định Hóa, nước để làm bánh là nguồn tự nhiên ở địa phương được lấy từ những giếng khơi trên núi. Chè (Trà) Thái Nguyên nổi tiếng trên khắp Việt Nam và được tôn vinh là một trong hai loại trà ngon nhất nước và cũng được mệnh danh là "Thủ đô Chè Việt Nam". Trong đó, trà tại vùng Tân Cương, một xã phía tây thành phố Thái Nguyên được đánh giá cao nhất. Giống chè tại Thái Nguyên được ông Đội Năm, tên thật là Võ Văn Thiệt di thực về vùng này khoảng năm 1920-1922 và vườn chè cổ nay đã 87 tuổi. ( Theo vikidi - Bản đồ do TS.KTS Doãn Quốc Khoa và Văn phòng KTS Thái Nguyên cung cấp.) ( XIn xem tiếp bài 2 - dienbatn ).