Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT.BÀI 6.

ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT.BÀI KẾT.


Xin tóm lược các vấn đề đã nêu từ bài đầu như sau :
" Vừa rồi, dienbatn và một số ACE trong Đạo tràng DPLHVV được mời đi tầm Long tróc mạch để xây dựng một ngôi chùa và một ngôi đình làng tại Yên Dũng - Bắc Giang. Đây là một vùng có dày đặc Huyệt kết với mạch Long đi cuồn cuộn , bất tận. Có khá nhiều chuyện lý thú trong những ngày đi khảo sát. Xin kể lại cùng các bạn.
Yên Dũng là một huyện của tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Huyện nằm ở phía nam tỉnh Bắc Giang, Yên Dũng có núi Nham Biền chạy theo hướng Đông-Tây. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh với ranh giới là sông Cầu, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương với ranh giới là sông Lục Đầu, phía Bắc giáp huyện Lục Nam và phía Tây giáp thành phố Bắc Giang.Thị trấn Neo cũng chính là tên gọi nôm của dãy núi Nham Biền đồ sộ chạy từ làng Cổ Dũng Núi, xã Cổ Dũng, tổng Cổ Dũng đến làng Bài Xanh, xã Vân Cốc, tổng Hoàng Mai, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc xưa. Núi Neo còn có tên tự Cửu thập cửu phong sơn, nghĩa là núi chín mươi chín ngọn. Truyền thuyết kể: ngay từ thời hồng hoang, một đàn phượng hoàng trăm con bay đi tìm đất đế đô và chúng đã chọn nơi này. Mỗi phượng hoàng chọn một ngọn núi để đậu. Rất tiếc, còn thiếu một ngọn núi cho con chim thiêng thứ một trăm nên cả đàn lại vỗ cánh bay đi. Nham Biền không trở thành kinh đô của đất nước. Nằm trong quần thể dãy núi Nham Biền có nhiều ngọn núi với nhiều tên gọi khác nhau, như: núi Hòn Giữa, núi Cột cờ, núi Ông Đống, núi Trói Trâu, núi Đèo Kim, núi ổ Gà, núi Con Voi... Mỗi cái tên đều mang một huyền tích nào đó. Một trong những ngọn núi có cảnh đẹp nên thơ, phải kể đến núi Một Trong. Núi được hình thành bởi những phiến đá tảng khổng lồ, sắp sếp chồng khít lên nhau. Qua bao thế kỷ, cùng với sự biến động của địa chất, đã chứng kiến biết bao sự đổi thay của lịch sử nhân loại, giờ đây như đã trưởng thành với đầy đủ sức mạnh hiên ngang sừng sững, đầy quyền uy. Mỗi khi có ánh ban mai, cả vùng núi lung linh huyền ảo bởi những con suối nhỏ phản ánh hào quang lên các phiến đá. Ban đêm, nhất là những đêm trăng rằm, ánh trăng soi sáng nhưng ngọn núi, những rừng cây in hình lên vách núi, tựa như những chiến binh bất tử hiên ngang trên luỹ tường thành, mà ông cha ta xưa dựng lên chống giặc ngoại xâm. Tất cả tạo một không gian hư hư, ảo ảo gợi trí tò mò cho những ai luôn giầu trí tưởng tượng.
Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang nằm trong khoảng giữa hai ngã ba sông : Ngã ba sông Thương và sông Lục Nam, ngã ba sông Thương và sông Cầu. Đây là một vùng tồn tại dày đặc các Huyệt kết với những con Long thật đặc biệt.Tuy nhiên trong nhiều năm qua, khu vực này chưa thật sự phát triển và cũng không có mấy người thành đạt theo đúng tầm vóc của những Huyệt kết, những con Long khủng như vậy. Nguyên nhân do đâu ??? Chúng ta cùng tiếp tục khảo sát về Địa lý khu vực này.
Theo khảo sát của dienbatn, khu vực xóm Trung -Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang có một lịch sử khá thú vị. Chỉ riêng nội xóm Trung này, đã ba lần phải làm Đình, làm Chùa lại . Chỉ riêng cái tên Chùa là Hành Quán cũng như một dự báo cho tương lai không ổn định của nó. Lần đầu tiên, Chùa được cất ngay sát chân đê, ngay cạnh sông Thương. Thời gian sau đó, Chùa và Đình Hành Quán lại được cất lại ở một vị trí cách đó khoảng gần 1 Km.Sau trận lụt năm 1971, cả khu vực này chìm trong biển nước mênh mông, cả xóm Trung phải chuyển lên sinh sống tại một nửa quả đồi cách nơi cũ khoảng gần 2 Km. Chùa và Đình Hành Quán lại một lần nữa " Hành quân" lên ngọn của quả đồi này. Xét về thực tế, người dân trong xóm Trung này từ xưa cho đến tận bây giờ luôn luôn bị chia làm hai, cả về địa bàn cư ngụ, cả về sự đoàn kết, thế lực.Khảo sát lại khu vực Chùa và Đình cũ. Khu vực này là đầu một con Long rất lớn, tuy nhiên con Long này không phải quê quán nó tại đây - Nó cũng là " Long ngụ cư ". Con Long này đặc biệt ở chỗ nó không xuất phát từ Long mạch của dãy Nham Biền. Sau khi khảo sát tất cả các khu vực xung quanh, dienbatn nhận thấy đó là một con Long xuất phát từ mạch Long của Côn Sơn - Kiếp Bạc bên kia sông Thương. Cụ thể là con Long này bắt nguồn từ phần cuối của dãy Nam Tào - Bắc Đẩu bên kia sông, sau đó nó chui qua sông Thương và nhô đầu lên khu vực nền Đình - Chùa Hành Quán cũ.Thế Long như vậy thật hiếm có vì nó như một bông sen mọc lên từ dưới đáy dòng sông Thương, chồi lên nên nó không bị ảnh hưởng vì các việc kiến tạo, san ủi của con người. Thế đết này cũng tương tự như thế đất " Mả táng treo " tại Nam Sách - Hải Dương là mộ của Vũ Hồn, Tổ của dòng họ Võ- Vũ Việt Nam.
Trong khu vực này, người xưa đã dùng đến ba miếu thờ gọi là Ghè để trấn giữ Địa Huyệt này : Một Ghè ở ngoài bờ sông, khi người ta làm lò gạch đã phá mất nhưng nền Ghè vẫn còn nổi lên khỏi mặt nước, đây chính là nơi con Long trồi lên khỏi lòng sông tiến vào bờ. Một Ghè làm trên gò Rùa trong đê. Một gò nữa là Ghè Sắc là nơi ngày xưa để sắc phong của Vua ban cho hai vị Thượng đẳng Đại Thần khu vực, một là Linh Thần - Thần Hoàng đương cảnh, một là Nhân Thần - Thần Hoảng bản cảnh. Khu gò bên Thanh Long.Các gò này có tên : Gò Vân Rạ, Gò Con cá, Gò Đống Bối, các gò này kết hợp với Gò Rùa và Gò Đống Gạo tạo nên Bát Tọa của Huyệt Khí. Phía đằng trước cách cặp mắt Rồng một khoảng rộng có các gò : Gò Đồng Đàn, Gò Quân Váo, Gò Đồng Trại, tạo nên Tam Thai của Huyệt Khí. Ngoài ra còn có 2 gò là Gò Cánh Khí và Gò Đồng Cò tạo nên Chiêng, Trống cho vùng Long Huyệt. Thế đất này gồm đủ Tam Thai - Bát Tọa, Chiêng , Trống, Gạo nên nhất định phải kết phát cực lớn cho dân trong vùng. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên :Tuy nhiên trong nhiều năm qua, khu vực này chưa thật sự phát triển và cũng không có mấy người thành đạt theo đúng tầm vóc của những Huyệt kết, những con Long khủng như vậy. Nguyên nhân do đâu ???
 Các sách xưa đã viết về Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tổ sơn của Long mạch xóm Trung - Đồng Việt như sau : " Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5 cây số. Kiếp Bạc có thế "rồng vươn, hổ phục", có "tứ đức, tứ linh". Thế sông núi hiểm mà hài hoà, hùng vĩ khoáng đạt mà trang nhã. Tại đây, hội nước 4 dòng sông từ thượng nguồn dồn về, chảy vào sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, mang phù sa màu mỡ tốt tươi về xuôi bồi đắp. Bốn dòng sông ấy, ngoài các tên quen thuộc, đều có thêm một tên Hán tự có chữ "đức" đứng sau: sông Đuống (Thiên Đức), sông Cầu tức sông Như Nguyệt (Nguyệt Đức), sông Thương (Minh Đức), Sông Lục Nam (Nhật Đức); dòng chính về xuôi thì có tên là sông Thái Bình. Vì người xưa coi Lục Đầu Giang là nơi hợp lưu của 4 dòng đức lớn trong vũ trụ mang thái bình tức là mang yên ổn thịnh vượng về cho trăm họ, muôn dân. Kiếp Bạc có đường thuỷ, đường bộ rất thuận tiện. Từ Kiếp Bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển đều dễ dàng, nên đây là vị trí chiến lược, "quyết chiến điểm" mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh. Sách Cao Biền di cảo và Chí Linh phong vật chí chép rằng: Côn Sơn, Kiếp Bạc mạch tự Huyền Đinh, thế ngăn Đông Bắc, bốn phương quy phục, núi sông kỳ hình, kỳ dạng, long bàn, hổ cứ, như muôn quân, nghìn tướng chầu về…ở đất này sẽ được hưởng phúc muôn đời…Khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề; Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn - Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng (địa phận 2 xã Cộng Hoà và Văn An) và núi Rùa (phía tây bắc), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang . Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hoá đối với khu vực di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Hoàng với sông núi huyện Chí Linh".
THẦN TÍCH VÀ SẮC PHONG THẦN TẠI XÃ ĐỒNG VIỆT-HUYỆN YÊN DŨNG- TỈNH BẮC GIANG.
Tóm lược thần tích : Thời Vua Lý Thánh Tông ( 1023-1072), huý Nhật Tôn, con trưởng của Thái Tông, thừa mệnh tiên tổ kế trị.Thời đó có ông họ Lý huý Triệu, người trang Tiêu Sơn, huyện Yên Phong( xưa gọi là An Phú ), phủ Tổng Sơn , đạo Kinh Bắc lấy vợ cùng làng là Phan Thị Hiểu.Hai vợ chồng ông sống rất chan hòa, luôn làm điều thiện, nhưng ông bà tuổi đã cao mà chưa có con trai nối dõi, nên ông bà hàng ngày làm lễ cầu nguyện ở chùa trong trang của mình, vì nghe nói rằng: Chùa Trường Kiều rất linh ứng, cầu gì tất được.Vì vậy ông bà thường thành tâm thỉnh các vị Long Thần giáng phúc. Đến ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ, sinh hạ một người con trai, thiên tư tài giởi, khôi ngô tuấn tú. Vợ chồng ông vô cùng mừng rỡ, vỗ về nuôi dưỡng. Năm 3 tuổi được gọi là Chiêu, năm 7 tuổi đi học, năm 16 tuổi, bố mẹ đều không bệnh qua đời. Ông chọn nơi đất đẹp để làm lễ mai táng cho cha mẹ. Sau 3 năm , khi nghe tin có quân Tống hợp với chúa Chiêm Thành nổi loạn lớn và dẫn 10 vạn tinh binh đến xâm lược nước ta để tiếm quyền. Nhà Vua hạ chiếu xuống các Đạo , Châu, Huyện tuyển chọn những người hùng dũng lược, những người tài giỏi văn võ để phong quan tước và ông đã trúng tuyển. Ông được phong là Đô chỉ huy sứ tướng quân, dẫn binh đi dẹp giặc. Nhờ sự giúp đỡ của vị thần bản địa, ông cùng các tướng sĩ và nhân dân đánh bại quân Tống và quân Chiêm Thành, mang lãi nên thái bình cho đất nước.Sau đó ông quay về nhận chức ở phủ Lạng Giang - Đạo Kinh Bắc. Vào trung tuần tháng trọng thu, khi ông đang ngồi trong doanh, bỗng thấy trời đất nổi lên một đám mây mầu hồng bay xuống doanh, rồi thấy ông theo đám mây mà bay đi, đến khu Hành Quán thì không thấy đâu nữa ( Nhân dân gọi đó là ngày hóa- 15/8 ).Sau đó nhà Vua đã hạ chiếu sắc phong cho ông là con Thần, xây dựng đình miếu cho nhân dân các trang ấp đó thờ phụng, phong cho ông là Thần với mỹ tự kèm theo. Vua cũng sắc phong cho vị Thần bản địa đã giúp đỡ ông trước đó là :
- Đương cảnh Thành hoàng Chiêu kế hiển huy vân cảm đại vương. Tặng phong mỹ tự : Tế thế hộ Quốc phù vực an dân, hậu công đại đức, bảo cảnh vân thông đại vương Thượng đẳng Thần.
- Bản cảnh thành hoàng Đông hoa bảo hữu đại vương. Tặng mỹ tự : Thuần chinh chế thắng, an phụ hoằng ân đại vương, Thượng đẳng Thần.
Từ đó về sau đều vô cùng linh ứng, nên các đời Vua đều gia tặng mỹ tự và chuẩn cho địa phương thờ các Thần. Đến đời Trần Nhân Tông, khi quân giặc sang xâm lược Kinh thành, Trần Quang Khải cũng đến xin hai vị Thần giúp đỡ, hai vị đã hiển ứng giúp việc đánh bại quân giặc. Đến đời Trần Nhân Tông gia tặng thêm mỹ tự cho hai vị là :Vân ứng ngô triết, hiển hữu trợ thắng đại vương Thượng đẳng Thần. Chuẩn hứa cho địa phương thờ phụng hai vị. Thời lê Thái Tổ tiến hành khởi nghĩa đánh bại quân Liễu Thăng, đem lại thái bình cho thiên hạ, đồng thời gia tặng thêm mỹ tự cho hai vị là : Phổ tế cương kính, ngô linh hùng dực đại vương. Ban sắc chuẩn cho địa phương tu sửa miếu điện phụng thờ hai vị.Việc thờ phụng các tiết ngày sinh, ngày hóa và tên húy, tên tự theo lệ cũ phụng thờ.Ngày 10 tháng Giêng ( ngày sinh của Thần ) là ngày tiết chính lệ, lễ tế gồm lợn, xôi, hoa quả, và tổ chức ca hát trong 5 ngày. Ngày 15 tháng 8 ( ngày hóa của Thần ), lễ tế cũng tương tự.
Ngày tốt, tháng mạnh thu( tháng 7 ) năm Vĩnh Hựu thứ 6 ( 1740) ghi chép.
2/ Sắc Phong : Sắc phong cho thôn Trung - Hành Quán, Huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang, theo lệ cũ phụng thờ : Đương cảnh Thành Hoàng Chiêu thảo hiển huy, linh cảm tế Thế hộ Quốc , hậu công đại đức linh phù: Bản Cảnh Thành Hoàng, Đông Hoa bảo hữu hoằng ân Đại Vương. (Các Thần) đều là những bậc chí trung đại nghĩa,rực rỡ sáng soi, vô cùng linh ứng. Các Thần đã nhiều lần được Vua ban cấp sắc phong chuẩn cho địa phương được thờ phụng theo lệ cũ. Nay nhân dịp nhà Vua tổ chức lễ mừng thọ 40 tuổi, đã ban bảo chiếu tỏ rõ ân lễ của nhà Vua, gia tặng thêm mỹ tự cho các Thần là : Dực bảo trung hưng, linh phù tôn Thần, và chuẩn cho địa phương theo lệ cũ thờ các Thần vào những ngày lễ lớn, những dịp mừng vui của Đất nước để làm rạng rỡ công trạng của các Thần. Các Thần hãy giúp đỡ, bảo vệ cho dân ta. Hãy tuân theo sắc này!
Ngày 13 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 ( 1924 ).
3/ Tên thỉnh Thành Hoàng :
* Vị Linh Thần : Đương cảnh Thành Hoàng chiếu kế hiển huy vân cảnh Đại Vương Lý Chiêu Công Công Thần. Mỹ tự : Tế thế hộ Quốc phù vực an dân, hậu công đại đức, bảo cảnh vân thông Đại Vương Thượng đẳng Thần.
* Vị Nhân Thần : Bản cảnh Thành Hoàng Đông hoa bảo hữu đại Vương. Mỹ tự : Thuần trinh chế thắng, an phụ hoằng ân Đại Vương. Mỹ tự : Thuần trinh chế thắng, an phụ hoằng ân Đại Vương Thượng đẳng Thần.
( Bản dịch của sở Văn hóa Bắc Giang ).
Theo dienbatn thì theo như Sắc Vua ban cho hai vị Thượng đẳng đại Thần tại Đình Hành Quán - Xóm Trung - Đồng Việt thì Đương Cảnh Thành Hoàng (當 境 城 隍) là Linh Thần, thần đất sẵn có ở địa phương, Thành Hoàng Bổn Cảnh (城 隍本 境), là Nhân Thần tên huý là Lý Chiêu, con của ông họ Lý huý Triệu, người trang Tiêu Sơn, huyện Yên Phong( xưa gọi là An Phú ), phủ Tổng Sơn , đạo Kinh Bắc lấy vợ cùng làng là Phan Thị Hiểu.
Như vậy khi khấn, ngoài khấn Tên thỉnh các Thành Hoàng như phần trên, nên khấn cả tên của cha mẹ Nhân Thần nữa.
Trả lời câu hỏi : " Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang nằm trong khoảng giữa hai ngã ba sông : Ngã ba sông Thương và sông Lục Nam, ngã ba sông Thương và sông Cầu. Đây là một vùng tồn tại dày đặc các Huyệt kết với những con Long thật đặc biệt.Tuy nhiên trong nhiều năm qua, khu vực này chưa thật sự phát triển và cũng không có mấy người thành đạt theo đúng tầm vóc của những Huyệt kết, những con Long khủng như vậy. Nguyên nhân do đâu ???"
Một lần nữa, chúng ta phải quan tâm đến việc : Tại sao trong vùng đất nhỏ bé này, có rất nhiều những cái miếu nhỏ mà dân ở đây gọi là " Ghè ": Ghè Rùa, Ghè Sắc, Ghè cũ ngoài bờ sông...???
Qua nhiều lần khảo sát, nghiên cứu, dienbatn thấy rằng tất cả các Ghè đều có đôi câu đối, chính là Sắc phong của các triều đại phong tặng cho 2 vị Thần ( Nhân Thần và Linh Thần ) ở đây. " Đương cảnh Thành Hoàng chiếu kế hiển huy vân cảnh Đại Vương Lý Chiêu Công Công Thần. Mỹ tự : Tế thế hộ Quốc phù vực an dân, hậu công đại đức, bảo cảnh vân thông Đại Vương Thượng đẳng Thần.Bản cảnh Thành Hoàng Đông hoa bảo hữu đại Vương. Mỹ tự : Thuần trinh chế thắng, an phụ hoằng ân Đại Vương. Mỹ tự : Thuần trinh chế thắng, an phụ hoằng ân Đại Vương Thượng đẳng Thần."
Nhìn nhận sự việc này ta tưởng đơn giản, nhưng thực ra đây chính là một cách trấn đất của người xưa - Đây cũng chính là những Đạo Bùa trấn đất. Đem danh hiệu của Thành Hoàng đặt liên tiếp trên con đường vận hành của Long mạch để đe dọa những thế lực xấu hắc ám, làm ảnh hưởng đến Địa Khí của Long mạch. Vậy những thế lực xấu hắc ám, làm ảnh hưởng đến Địa Khí của Long mạch đó là gì ? Tiếp tục nghiên cứu, dienbatn thấy truyền thuyết về những hòn đá Thần có khá nhiều trong khu vực này ( loại đá này không hề có trong kết cấu địa chất của khu vực, nó được mang từ nơi khác đến và chôn một cách có chủ ý tại đây.). Những hòn đá này được dân ở đây từ xưa gọi là đá Thần vì khi có người muốn di chuyển nó, đào nó, lật nó lên thì y như trong thôn lại có những chuyện xấu xẩy ra. Dùng các phương pháp Cảm xạ, ngoại cảm, Huyền môn đều phát hiện những viên đá này mang một năng lượng cực xấu, nơi đặt viên đá ( từ nay ta gọi là những tấm Thẻ ), xuất hiện những vực sâu hun hút, đen ngòm, không đáy của năng lượng.
Thì ra : Nó đây - Đây chính là nguyên nhân đã nêu tại đầu bài.
Những tấm thẻ đá này được chôn hoàn toàn một phía bên Thanh Long của Long mạch - Như ta thường biết - Thanh Long đại diện cho đàn ông, cho khí lực Dương.Như vậy dẫn đến toàn bộ nhân tài đàn ông ở khu vực này đều bị ếm không thể ngóc đầu lên được. Do khí lực của Long mạch quá lớn nên mặc dù bị ếm, đàn ông trong khu vực này vẫn còn ...rất có uy trong gia đình, phụ nữ hầu như phục tùng tuyệt đối.Thất đáng tiếc cho một Long mạch to lớn đến thế mà không được phát huy tác dụng. Tề gia - Trị Quốc - Bình Thiên Hạ - Trong 3 điều cần làm , đàn ông trong khu vực này mới làm được điều đầu tiên.
Vấn đề còn lại là phải xác định tác giả và mục đích của những tấm Thẻ đó là gì ?
Ngày xưa trên những dòng sông này tấp nập thuyền bè ngược xuôi và chắc chắn trên những chiếc thuyền đó, không ít những thày Địa lý trên con đường " Tầm Long - Tróc mạch " dừng lại khám phá địa cục ở mảnh đất này. Một con Long hùng vĩ đến như thế này thì khó mà thoát khỏi sự săn tìm của những vị thày đó. Mục đích của việc trấn ếm đã quá rõ ràng, tác giả của nó là ai , không nói , dienbatn nghĩ rằng các bạn cũng đã đóan ra. Vấn đề còn lại là việc hóa giải những tấm thẻ ếm đó như thế nào ?
1/HÓA GIẢI CÁC TẤM THẺ ẾM BẰNG MẬT TÔNG.
dienbatn và các ACE trong Đạo tràng Liên Hoa Vô vi sử dụng chú Mật tông nhờ quang năng của các chư Phật : Thất cu chi Phật mẫu Chuẩn Đề Vương , Phật Tỳ Lô Giá Na ( Đại Nhật Như lai ), Uế Tích Kim Cang Bồ tát và một số pháp Huyền môn khác để hóa giải các vị trí bị ếm. Công việc này dienbatn và các ACE trong Đạo tràng Liên Hoa Vô vi đã thực hiện thành công ở nhiều nơi, đem lại rất nhiều kết quả khả quan. Có một số trường hợp đem lại kết quả rõ rệt trong một thời gian ngắn như tại làng Liên Lý ( Phù Lỗ ) , tại Hải Phòng, tại đường Trường Chinh ( Hà Nội ) mà dienbatn đã viết ở các topic trước. 


2/THỰC HIỆN TRẤN TRẠCH VÀ DẪN LONG TRONG TOÀN VÙNG BẰNG TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI.
" VỀ TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI :
Đã có nhiều lần người viết đề cập đến Trận đồ Bát quái này. Tên đầy đủ là BÁT QUÁI THIÊN ĐỒ TRẬN. Tục truyền rằng trận đồ này do hậu duệ của Khổng Minh Gia Cát Lượng lưu truyền lại từ xưa qua bao thăng trầm của dòng họ. Trận pháp này chỉ truyền lại cho đời sau, mỗi đời một người nắm giữ. Sau này vì một lý do nào đó lọt ra đến ngoài, nhưng số người nắm giữ được bí mật này cũng rất ít. Sư phụ của người viết là một trong số những người được truyền lại và tiếp tục truyền lại cho người viết trận đồ Bát quái này. Vì không được phép phổ biến nên người viết chỉ có thể nói sơ qua một chút để các bạn hình dung. Đây là một trận pháp áp dụng theo Bát môn có các cửa : Hưu - Sinh - Thương - Đỗ - Cảnh - Tử - Kinh - Khai. Trận đồ này áp dụng theo thuật số của Hà đồ - Lạc thư với hai vòng quay thuận - nghịch theo Thời gian. Trận đồ này bao gồm tổng hợp những thủ thuật dùng trong Phong thủy, Dịch lý, Thái ất.... với rất nhiều loại Linh phù, Chú của Tiên gia...Thường khi thực hiện, Pháp sư dùng 9 hũ bằng gốm, đặt theo 9 phương vị của Trời đất. Trong 9 hũ đó chứa đựng 5 thứ kim loại : Vàng - Bạc - Đồng - Chì - Sắt và rất nhiều loại Linh phù Trấn trạch ( Âm hoặc Dương trạch ). Trận đồ này chỉ được phép thực hiện trong một số ngày nhất định mà thôi. Người ta có thể dùng đèn cầy , nhang , đá hay bản thân người để thực hiện Trận đồ này tùy theo mục đích công việc. Công dụng của Trận đồ này qua hàng ngàn năm đã chứng tỏ uy lực mạnh mẽ của nó : Dùng trấn Âm , Dương trạch ( kể cả Chùa chiền, nhà cửa, Kinh thành, hoá giải được những Trấn yểm...). Người viết chưa đủ Năng lượng để thực hiện những Trận đồ với quy mô lớn, nhưng có dùng để Trấn trạch và hoá giải những cuộc đất xấu, những ngôi mộ bị Trùng tang liên táng hoặc phát sinh những việc xấu sau khi tang... đều thấy hiệu quả rõ rệt. Đã từng có hai lần, trong hai căn nhà có thực hiện Trận đồ Trấn trạch, khi bị kẻ trộm viếng thăm, do tác dụng của Trận đồ xoay chuyển , kẻ trộm vào được trong nhà, nhưng như bị u mê, không biết được đường ra, mặc dù một nhà thì chìa khóa cửa còn cắm ở trong ổ, một nhà thì để cửa trống. Hai tên trộm, một tên bị hàng rào đè giữ lại và bị bắt ( Tại Nghệ an ), một tên khi sực tỉnh phải nhẩy từ tầng hai xuống bị què chân (Tại Hà Nội ). Đây là hai chuyện có thật 100 %, nếu bạn nào quan tâm , người viết sẽ cung cấp địa chỉ để tìm hiểu. Trận đồ Bát môn này quay đủ 360 độ theo thời gian theo hai vòng thuận nghịch nên có thể hóa giải được Cửu tinh của Huyền không . Lý thuyết về Trận đồ rất phức tạp , người viết không nêu ra ở đây.
Có lần người viết kết hợp với một bậc thầy phong thuỷ khác đi làm mộ cho một Gia đình hậu duệ 9 đời của Mạc Thiên Tích. Ngôi mộ này, không hiểu lý do gì, cứ mỗi lần đắp lên , xây xi măng cẩn thận , nhưng chỉ ít ngày sau lại bị sụp và chỉ sụp ở một góc đầu mộ. Sự sụp mộ này kéo theo tình trạng thê thảm của người con trai lớn trong gia đình. Người viết cùng Thiên sứ khảo sát thấy rằng ngôi mộ nằm bên cạnh một dòng nước chẩy ngầm phía dưới và chính hiện tượng này gây sụp phần mộ. Hai anh em không biết tính làm sao để có thể ngăn cản dòng nước ngầm đi ngang qua đầu mộ. Bàn đi , tính lại mãi , cuối cùng người viết quyết định dùng BÁT QUÁI THIÊN ĐỒ TRẬN để hóa giải. Lúc này , người viết mới được Ân Sư truyền dạy môn này , thật tình cũng không được tin tưởng cho lắm. Nhưng vì không thể có cách nào khả dĩ hơn nên hai anh em quyết định thực hiện BÁT QUAI THIÊN ĐỒ TRẬN này để cứu nguy cho thân chủ của mình. Sau khi chọn được ngày tháng kỹ lưỡng , hai anh em cùng Gia đình họ Mạc bắt tay trấn yểm ngôi mộ. Thiên sứ có bấm một quẻ : Nếu Trận đồ thành công thì sau khi Trận đồ Trấn yểm được thực hiện , khoảng 30 phút sau , tại địa điểm bố trí Trận đồ sẽ có mưa to. Tất cả mọi người đều không tin vì lúc đó đang mùa khô thì làm sao mà có mưa cho được???
Sau khi bố trí xong mọi việc , người viết bắt đầu thực hiện việc trấn yểm theo đúng bài bản mà Ân Sư đã truyền dạy. Công việc được tiến hành tốt đẹp trong khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Sau đó về một quán bia gần bên cạnh đợi Trời mưa. Sau 25 phút Trời vẫn cứ nắng chang chang , người viết và Thiên sứ tưởng chừng không phải uống bia Heineken nữa mà là đang uống những viên Kí ninh. 26, 27 , 28 phút trôi qua trong lo âu , hồi hộp. Tới phút thứ 29 , bỗng trên đầu bắt đầu vần vũ một đám mây đen và sang phút thứ 30 , Trời đổ mưa ầm ầm. Điều kỳ lạ là đám mưa chỉ xẩy ra trong vòng bán kính 500 m , xung quanh Trận đồ Trấn yểm. Có lẽ trong cuộc đời của người viết và của cả Thiên sứ , chưa bao giờ có được một trận mưa đáng ghi nhớ như thế. Trời đã không phụ lòng người , lời cầu xin đã thấu tới tai Ngọc Hoàng Thượng Đế. Rồi từ đó về sau này , ngôi mộ của dòng họ Mạc không còn bị sụp nữa , con cháu bắt đầu làm ăn khá dần. Đây cũng là một kỷ niệm đẹp của người viết về một Trận đồ Trấn yểm.-
http://dienbatnblog.blogspot.com/2010/03/ung-dung-bat-quai-tran-o-trong-viec-at_11.html"




MỘT SỐ DỰ ĐOÁN VỀ TƯƠNG LAI CỦA CUỘC ĐẤT.
Theo kinh nghiệm của dienbatn kết hợp với quá trình điền dã khảo sát Địa mạch thôn Trung - Hành Quán - Đồng Việt , Huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang ta thấy được những điều sau :
1/ Về Long mạch và Huyệt kết phát : Khu vực khoảng 5-7 ha có giới hạn từ ao làng đến sau hậu cung của đình đang xây dựng, chiều ngang khoảng 200 m có kết tụ 01 Huyệt chính và 03 Huyệt bàng.Theo chiều nhìn từ sông về phía đình + Chùa, bên tay phải thuộc về Bạch Hổ sẽ phát cho nữ. Phía bên này có 01 Huyệt Bàng phát mạnh về Đinh, Tài, rất mạnh. Phía bên trái thuộc Thanh Long có 02 Huyệt Bàng phát đến tứ trụ triều đình. Hai Huyệt này Khí lực rất sung mãn, và do Long không đi trên mặt đất nên không bị tác động của sự tàn phá của con người, do vậy ta có thể thấy sự trường tồn của những Long Huyệt này. Huyệt chính hình Oa, mang tính chất Dương Huyệt, hình thể mặt cắt dọc của Huyệt trông giống như cái tai của con người với vành tai xoè rộng và phần nhĩ tai sâu hun hút xuống phía dưới và Khí lực từ dưới đẩy lên hùng mạnh, bất tận như sóng Trường Giang - Đại Hải.Đánh giá của dienbatn thì Huyệt này thật là bất khả tư nghì. Tuy nhiên cũng cần nói rõ thêm là Huyệt này chỉ giành riêng cho những bậc Đế Vương có đủ Phúc đức của Tổ tiên , dòng họ. Những gia đình kém phúc, chẳng may hay cố tình đặt mộ hoặc Từ đường vào đây sẽ gặp những hậu quả thật đáng tiếc. Nói nôm na một cách dễ hiểu, nếu phúc đức của dòng họ mới chỉ là điện thế 110v hay 220 v thì Khí lực của Huyệt này là 500 Kv. Riêng khu vực Đầu Long có hai mắt Long như đã viết ở phần trên, nếu được nạo vét, sang sửa lại cho hoàn chỉnh sẽ là một nơi Đắc địa với Khí lực xung mãn, giành riêng để làm Đình - Chùa thờ cúng sẽ đem lại cho nhân dân trong vùng những phúc phận bất khả tư nghì. Những gia đình , dòng họ phát tâm làm Đình , làm Chùa, tô tượng, đúc chuông, dâng cúng hoành phi câu đối cho Đình - Chùa, chắc chắn sẽ được sự gia trì của Linh Khí núi sông, Hồn thiêng sông núi và các chư vị Phật, Thánh , Tiên , Thần phù độ.
2/ Thời hạn của sự kết phát : Theo tính toán của dienbatn, sau khi giải ếm vào ngày 2/4 nhuận/Nhâm Thìn thì tới ngày 5/5/Nhâm Thìn tức là sau 33 ngày, các đạo Bùa trấn ếm sẽ bắt đầu được hóa giải. Sau 33 ngày tiếp theo, toàn bộ tất cả những sự Trấn ếm trên cuộc đất này sẽ được hóa giải một cách trọn vẹn. Tiếp theo là 33 ngày nữa - Tức là 99 ngày sau khi hóa giải , Long mạch này sẽ được khai thông toàn bộ. Từ lúc này trở đi chúng ta sẽ cảm nhận được rất nhiều sự thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp của đời sống nhân dân trong vùng và chỉ ít năm sau , số người đỗ đạt , thăng tiến trong công danh sự nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ và rõ rệt.Sự bất đồng thuận trong Thôn có từ hàng trăm năm qua cũng sẽ được hóa giải. Dần dần các việc như dòng họ chia đôi, mồ mả chia đôi, nhà cửa chia đôi, lòng người chia đôi, phúc lộc chia đôi cũng sẽ được hóa giải. Chắc chắn một điều số gia đình , dòng họ trở về đất cũ sinh sống sẽ tăng lên rất nhanh.
3/ Vài lời khuyên bổ ích : Long mạch này sau khi đã được phá bỏ sự Trấn ếm sẽ như một con Rồng rũ bỏ xiềng xích tung bay trên Trời cao, như một con Tuấn mã thoát khỏi giam cầm sẽ tung những bước chân mạnh mẽ trên thảo nguyên bát ngát. Đất đai trong khu vực sẽ tăng giá vùn vụt, bất chấp sự rơi tự do của thị trường bất động sản và sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu. Ngoài 4 Huyệt kết chỉ rộng bằng 4 cái chiếu trong khu vực này khi làm mộ hay Từ đường cần phải khảo sát, phân kim điểm Huyệt , tính toán thời gian và phúc lộc thật kỹ, còn lại toàn bộ khu đất này nên sử dụng làm Từ đường của các dòng họ, làm những khu nghĩa trang sạch ( các xác đã được thiêu hay bốc mộ ), làm nhà ở theo hướng của trục chính :135 - 315 độ như hướng Đình - Chùa. Tuyệt đối không làm quay lưng vào hướng Đình - Chùa. Tên Đình - Chùa nên đổi lại theo gợi ý của vị Thần Hoàng mà dienbatn nhận được khi làm lễ là LONG THỦY ĐÌNH - LONG THỦY TỰ hoặc THỦY LONG ĐÌNH - THỦY LONG TỰ. Tên này mang ý nghĩa đúng của con Long tại xứ này, đồng thời tạo nên sự ổn định lâu dài thay thế cái tên Hành Quán đầy bất ổn ngày xưa.
Một vài gợi ý về tên Đình - Chùa do dienbatn thiết kế.




PS: Làm xong dienbatn mới nhớ ra là quên thay thế hai chữ trên cùng là Chùa ( Tự - )và chữ Đình -

 Và điều cuối cùng dienbatn muốn nói với mọi người là hãy biết trân trọng những báu vật mà Thiên nhiên - Đất nước - Hồn thiêng sông núi của cha ông đã giành cho chúng ta. Chúng ta bằng sự phấn đấu của riêng mình, kết hợp với Linh Địa Khí sẽ đạt được mọi ước mơ của mình. Cái cội nguồn của Hạnh Phúc - An Lạc vẫn là Hành Thiện - Tích Phúc. Có Phúc sẽ có Phần. Xin cầu cho :
QUỐC THÁI - DÂN AN - THIÊN HẠ THÁI BÌNH.
Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm
Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm
Om ! Amogha vairocana mahà-mudrà mani padma jvala pravartaya hùm
Namo Ratna-trayaya. Namah Arya Amitabhaya Tathagataya Arhate Samyak-sambuddhaya. Tadyatha, Om, Amrte, Amrtod-bhave, Amrta-sambhave, Amrta- garbhe, Amrta-teje, Amrta Vi-krante, Amrta-Vikranta Gamini, Amrta Gagana Kirti-kare, Amrta Dundubhi-svare Sarvatha-sadhane. Sarva Karma-klesa Ksayam-kare Svaha.


Nguyện đem công đức này hướng về mười phương Pháp giới chúng sinh, thân tâm đều an lạc, bệnh tật tai nạn đều tiêu trừ, mọi sở cầu đều được như ý, tất cả mọi nghiệp chướng, phiền não chướng, sở tri chướng đều tiêu trừ, thành tựu vô lượng giải thoát môn tam muội, ngộ nhập Phật tri kiến và tốc chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đảnh Giác.
Nguyện hồi hướng về các chư vị Thiên Long Thần, Bát bộ, Hộ pháp, phước huệ Thăng Long, hào quang viên đắc, thân tâm thường An lạc, thành tựu Đại nguyện hộ trì Chánh pháp chứng đắc Vô thượng Bồ đề.
Nguyện cho Cửu huyền Thất tổ 7 đời nghiệp chướng, phiền não chướng, sở tri chướng tiêu trừ. Tốc báo vãn sanh về Tịnh độ 10 phương chư Phật.
Nguyện hồi hướng cho Cha, mẹ, anh, chị em vợ (chồng), bà con hai họ thân tâm thường An lạc, thành tựu được sự nghiệp thế gian, các nạn ách, các bệnh tật tiêu trừ. Phát bồ đề tâm hướng về quả vị Vô thượng Chánh đảnh giác.
Nguyện hồi hướng cho……
Chú hồi hướng.
OM SMARA SMARA, JMANA, CAKKRA, MAHA CAKKRA HUM.
OM SMARA SMARA, JMANA, CAKKRA, MAHA CAKKRA HUM.

OM SMARA SMARA, JMANA, CAKKRA, MAHA CAKKRA HUM.

OM SMARA SMARA, JMANA, CAKKRA, MAHA CAKKRA HUM.

OM SMARA SMARA, JMANA, CAKKRA, MAHA CAKKRA HUM.

OM SMARA SMARA, JMANA, CAKKRA, MAHA CAKKRA HUM.

OM SMARA SMARA, JMANA, CAKKRA, MAHA CAKKRA HUM.
Thân ái. dienbatn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét