Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

THÔNG BÁO VỀ KẾ HOẠCH TỪ THIỆN TẠI SƠN LA - MÙA ĐÔNG 2012.

THÔNG BÁO VỀ KẾ HOẠCH TỪ THIỆN TẠI SƠN LA - MÙA ĐÔNG 2012.
dienbatn xin thay mặt các ACE trong đoàn từ thiện thông báo cùng các bạn hữu như sau :
1/ Vì lý do đã nêu , chương trình từ thiện tại Tả Lùng - Mèo Vạc - Hà Giang phải hủy bỏ dù đã chuẩn bị xong.
2/ Chúng tôi quyết định chuyển tất cả số quà nhận được cho chuyến từ thiện tại Sơn La trong những ngày tới.
3/ Lần này đoàn từ thiện sẽ tới thăm và tặng quà cho hai trường PTCS là TH Chiềng Mung 2 - Xã Chiềng Mung Mai sơn và trường TH Nà Ớt - Xã Nà Ớt - Mai Sơn - Sơn La.
NHỮNG THÔNG TIN ĐÃ NHẬN ĐƯỢC TỪ 2 TRƯỜNG TRÊN.
1/ VÀI NÉT SƠ BỘ TRƯỜNG TH CHIỀNG MUNG2.
Nhà trường TH Chiềng Mung 2 được tách ra từ trường Cấp 1-2 Xã Chiềng Mung Mai sơn
Sơn La.
Nhà trường thầnh lập tháng 7 Năm 2002.Lúc đó nhà trường quản lý cả khối mẫu giáo.
Địa điểm nhà trường hiện nay đóng tại bản Lầu,giáp sân bay Nà sản - Nơi đây trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sân bay Nà sản là mục tiêu của 2 đế quốc (Thời kỳ năm 1954-1972). Bom đạn không quân của chúng đã cày xới sân bay- bắn phá làng bản dân tộc Thái bốc cháy,trâu,bò,lợn gà…bị thiêu trụi…Chúng còn bắt phu bắt lính .Trải qua 2 cuộc chiến tranh nhân dân xã Chiềng mung anh dũng kiên cường cùng với quân và dân quyết đánh thắng kẻ thù .Góp sức người sức của giải phóng quê hương đất nước .
    Xã Chiềng Mung vừa dài vừa rộng,nhân dân gặp nhiều khó khăn.Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. (Đất đai không đủ canh tác-Bạc màu.chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm…Trình độ dân trí thấp,phong tục tập quán lạc hậu,tiếng phổ thông không nói sõi. Đời sống đa phần tự cung tự cấp. mức sống thấp.Thu nhập không ổn định. Kinh tế gặp nhiều khó khăn con em học hành chưa được quan tâm đúng mức theo yêu cầu .
   Khi chía tách nhà trường thiếu thốn đủ thứ. Phòng học tạm bợ,học 2,3 ca ngày.
Thiếu tài liệu hướng dẫn giảng dạy, thiết bị dạy và học….
  Nhờ có sự đầu tư của nhà nước và tài trợ của cụm cảng hàng không miền Bắc nhà trường đã được san ủi mặt bằng và xây dựng các phòng học điểm trung tâm
( Ngoài điểm trung tâm còn có các điểm lẻ).Các điểm lẻ các phòng học làm bằng gianh tre nứa lá,bàn ghế bằng tre nứa ghép lại.
    Năm học : 2011-2012 nhà trường có 25 thầy cô giáo cư trú không tập trung có thầy cô giáo cách xa trường 30Km.- Hoàn cảnh mỗi thầy cô giáo khác nhau.
     Nhà trường quản lý 12 bản có học sinh theo học tại trường tổng số học sinh: 250 em/11 Lớp.Trường có 2 bản thuộc diện đặc biệt khó khăn. Trong đó học sinh khó khăn chiếm tới 2/3. Những năm trước đây nhà nước hỗ trợ sách vở,sách giáo khoa. Năm học này không có nhiều gia đình đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.Nhiều em mồ côi cha,mẹ nhiều em phải sống nhờ ông (bà)nội ngoại cô dì ,chú ,bác .
    Cơ sở vật chất nhà trường hiện nay đã xuống cấp( Lún nền,nứt tường,do động đất năm 2010,tường lớp loang lổ,nhọ nhem,hoen ố,sứt sẹo…).
Khuôn viên chưa được cải tạo- hàng rào xây chưa có công tác an ninh lại không đảm bảo.
    Trang thiết bị thiếu thốn. Phụ huynh khó khăn do vậy kinh phí cải tạo tu sửa nâng cấp CSVC không thể làm được.
  Để đảm trường ra trường lớp ra lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - Bồi dưỡng thế hệ tương lai. Đồng thời giảm bớt khó khăn cho nhân dân con em các dân tộc có điều kiện học tập tốt hơn.
    Nhà trường kính mong các đơn vị,các cá nhân,các doanh nghiệp các nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ hỗ trợ nhà trường về kinh phí vật chất,giúp nhà trường có cơ ngơi khang trang .
                                    Nhà trường xin chân thành cám ơn!

Hiệu trưởng TH Chiềng Mung 2.
                                                                  Bùi Ngọc Sơn "

2/ VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG TH NÀ ỚT- MAI SƠN - SƠN LA.
Anh Kinh Men!
Em thay mat cho giao vien hoc sinh truong tieu hoc na ot.Rat cam kich tam long vang cua anh va quy cong ty ve su ung ho va giup do hoc sinh va giao vien nha truong. truong em hien nay dang xay 8 phong hoc cach trung tam truong 1km du dinh nam hoc 2012,2013 chuyen sang co so moi. gap muon van kho khan ve nha o cong vu nha ban tru hoc sinh giao vien...nha truong trinh len cap lanh dao nhung khong dc.nay phai lam cong tac xa hoi hoa giao duc.thuc long em luc bat tong tam.da di xin kinh phi cac cong ty tu nhan.nhung dc khong dang ke,em dinh lam bang vat lieu tranh tre nua la tam thoi trong ba nam hoc nhung khong biet co lam noi khong. em chi tam su voi anh .kinh mong anh cho em 1 loi
khuyen nen lam the nao .xa na ot la 1 xa vung dac biet kho khan 70% dan ngheo doi khong the dong gop cung nha truong
Giao vien va hoc sinh toan truong tran trong cam on Anh va Quy Cong Ty.Kinh chuc anh va cung Quy cong ty buoc sang nam moi Manh Gioi Hanh Phuc Thanh Dat.Nhieu thang loi moi
Hen gap anh mot ngay gan nhat,Kinh mong anh va quy cong ty bot chut thoi gian len tham giao vien va hoc sinh nha truong.
Anh kinh men! Tong so giao vien truong em co 29 trong do Nam 11 nguoi Nu 18 nguoi Tong so hoc sinh la 360 hoc sinh. trong do co 183 em hoc sinh nam va 177 em hoc sinh nu ,hoc sinh khuyet tat la 10 em va 20 em mo coi.
lethidungnasan@gmail​.com




4/KẾ HOẠCH CỤ THỂ :
1/ Tổng số các thày cô giáo 2 trường : Chiềng Mung 2 : 03 Nam+ 22 Nữ. Nà Ớt : Nam 11+ Nữ 18. Tổng cộng : 14 thày + 40 cô.
2/ Tổng số Học sinh : Chiềng Mung 2 : 109 nữ+141 nam. Nà Ớt : Nam 183+ 177 nữ. Tổng cộng : 324 nam và 286 nữ.
3/ Số quà tặng đã có :
  • 261 áo lạnh cho học sinh ( Còn thiếu lại 349 áo)
  •  22 khăn quàng cổ cho các thày cô giáo ( Còn thiếu 32 khăn ).
  • 100 chăn sợi mới.
  • 100 Kg cá khô.
  • 200 Kg mỳ tôm.
  • 01 máy vi tính  do Quách thị Sớm tặng+01 máy do Nguyễn Toàn Thắng tặng.
  • 120 đôi giày.
  • Rất nhiều quần áo cũ.
  • Tiền mặt : Cộng dồn : 33.680.000 đồng. ( Tính tới ngày 28/12/2011).
4/ DỰ ĐỊNH KHỞI HÀNH :
Đoàn sẽ xuất phát tại Mỹ Đình vào lúc 06 giờ sáng ngày thứ Bảy ngày 7/1/2012 tức là ngày 14/12/ Tân Mão. Lên đến Chiềng Mung 2 vào đầu giờ chiều, phát quà cho học sinh. Tối đó giáo lưu tại Chiềng Mung 2 với các thầy cô giáo và học sinh các trường mà đoàn đã làm từ thiện từ trước đến nay( Tà Hộc, Nà Cang, Nà Kheo, Chiềng Mung 1...). Sau đó về khách sạn nghỉ.
Sáng sau ăn sáng xong Đoàn sẽ vào trao quà cho các em Nà Ớt .
Khoảng cách giữa 2 trường khoảng hơn chục Km. Trưa ăn xong sẽ về Hà Nội.Lúc về cả đoàn sẽ được tặng mỗi người một cành đào phai Tây bắc ăn Tết.
5/PHƯƠNG TIỆN : Cả đoàn sẽ thuê chung một xe 29 chỗ và một xe tải chở hàng do công ty SXvà KD Quốc Tế - GĐ. Nguyễn Thanh Nga tài trợ.dienbatn mới nhận được sự giúp đỡ của một thân chủ là chị Ngô Thị Mai Lan - 365B Lâm Du- Bồ Đề - Gia Lâm- Hà Nội sẽ tài trợ một chuyến xe 16 chỗ. Như vậy Đoàn sẽ đi bằng một xe 16 chỗ, một xe tải. Nếu còn người sẽ lấy thêm 01 xe du lịch của anh em trong Đạo tràng.
6/ CHI PHÍ : Vì Đoàn sẽ tự bỏ tiền ra tổ chức Liên hoan giao lưu tất niên với các thày cô giáo các trường, tiền thuê xe, tiền ăn sáng, ăn trưa, chiều 2 ngày, tiền khách sạn nên tạm thu mỗi người 01 triệu đồng.Lúc về cả đoàn sẽ được tặng mỗi người một cành đào phai Tây bắc ăn Tết.
7/ CHI PHÍ : Vì Đoàn sẽ tự bỏ tiền ra tổ chức Liên hoan giao lưu tất niên với các thày cô giáo các trường, tiền thuê xe, tiền ăn sáng, ăn trưa, chiều 2 ngày, tiền khách sạn nên tạm thu mỗi người 01 triệu đồng.

8/ CHUẨN BỊ TRƯỚC HÀNH TRÌNH.








Ngày hôm nay, các em Tuấn _ Hương đã liên hệ mua thêm được 349 áo lạnh nữa nâng tổng số áo đã mua là 610 chiếc.Số tiền vừa trả là toàn bộ số tiền hiện có trong quỹ : 33.680.000 đồng. Số tiền thiếu đã được chị Bùi thị Vy Hương - Nhà 31 ngõ 4- Đường Bà Triệu - F. Vĩnh Trại - Lạng Sơn ủng hộ cho các em nhỏ Sơn La.Như vậy hiện nay quỹ đã hết, còn thiếu lại tiền mua 32 khăn quàng tặng các thày cô giáo.
8/ DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐI SƠN LA ĐỢT NÀY.
1/dienbatn.
2/ Nguyễn thị Thu Hà.
3/Phạm Quang Bình.
4/Tô Hoàng.
5/Quách Thị Sớm.
6/Tô Mai Hương.
7/Chử Ngọc Đông.
8/Nguyễn Toàn Thắng.
9/Trần Năng Tuấn.
10/ Bùi Thu Hương.
11/ Phạm Thị Thu Lộc.
12/Phạm thị Kim Oanh.
13/Nguyễn Sĩ Minh.
14/ Nguyễn Thanh Nga.
15/Nguyễn Văn Hùng.
16/Nguyễn Thu Lan 
17/ Nguyễn Thu Hoa .
18/Thiên Hoàng.
19/ Lê Thị Thu.
20/ Mai Lê Ngọc.
21/Nguyễn Anh Tài.
22/ Lương Thị Hương.
TIỀN QUỸ
Chị Lã Thị Bích Liên- Phòng Quản lý cơ giới  lilama mới ủng hộ 200 ngàn đồng.
Chị Trần thị Minh Xuân - Văn phòng LILAMA- 200 ngàn đồng.
9/NGÀY MAI CHÚNG TÔI SẼ LÊN ĐƯỜNG.
Số quà tặng đã có :
  • 610 áo lạnh cho học sinh .
  •  54 khăn quàng cổ cho các thày cô giáo .
  • 100 chăn sợi mới.
  • 100 Kg cá khô.
  • 200 Kg mỳ tôm.
  • 02 máy vi tính  + 02 USB 3G.
  • 120 đôi giày.
  • Rất nhiều quần áo cũ.
  • 20 Kg bánh kẹo.
  • Đã nhờ nhà trường Nà Ớt mua tạm cho các em học sinh nội trú 100 Kg gạo ăn tạm vì chủ nhật các em không về.








     dienbatn

    Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

    THÔNG BÁO V/V HUỶ CHUYẾN ĐI TỪ THIỆN LÊN MÈO VẠC-HÀ GIANG.

    THÔNG BÁO V/V HUỶ CHUYẾN ĐI TỪ THIỆN LÊN MÈO VẠC-HÀ GIANG.
    Kính gửi các bạn hữu gần xa đã quan tâm.
    dienbatn dù không mong muốn vẫn phải nặng lòng thông báo cùng với các bạn về việc phải hủy kế hoạch lên tặng quà cho các em học sinh trường Tả Lùng- Mèo Vạc- Hà Giang.
    Trong thời gian qua, sau khi dienbatn thay mặt các huynh đệ của Đạo tràng DPLHVV,các bạn trong Hội Phúc Thiện, các doanh nghiệp tài trợ, chương trình được sự quan tâm và ủng hộ hết sức nhiệt tình của các bạn hữu gần xa. Các ACE trong Đạo tràng như các em Thắng, Tuấn, Hương lớn, Hương nhỏ, Hà, Sớm, Hoàng....đã bỏ rất nhiều công sức đi gom quần áo, dày dép cũ, mới, đi tận chợ Tân Thanh với mong muốn mua được quần áo rẻ, bền , đẹp cho các em học sinh.Các Doanh nghiệp của các anh chị : Lê Anh Xuân, Nguyễn Sĩ Minh, Nguyễn Thanh Nga...đã hỗ trợ rất nhiệt tình và hiệu quả cho chuyến đi. Tất cả các anh chị em trong đoàn, dù cuối năm , công việc bộn bề vẫn sẵn sàng rời bỏ niềm vui cùng gia đình đón Noel để cùng đoàn lên Mèo Vạc- Hà Giang.Giờ phút này phải nói công việc chuẩn bị đã hoàn tất. Chiều nay , dienbatn nhận được điện thoại của cô giáo trên Tả Lùng báo về,thông báo là không có sự nhất trí giữa Lãnh đạo của xã và Ban giám hiệu nhà trường về việc đoàn lên làm từ thiện. Vì là chuyện nội bộ của Tả Lùng, dienbatn xin không nêu rõ nguyên nhân ở đây , nhưng cũng đã thông báo lại cho các anh Lân ( Công An Tỉnh Hà Giang), anh Ngọc là người thông thuộc địa hình của vùng này đã giới thiệu cho đoàn chương trình.
    Sau khi hội ý với tất cả các thành viên và những nhà tài trợ cho chuyến đi, dienbatn xin thông báo cùng với tất cả các bạn hữu gần xa:
    HỦY BỎ CHUYẾN ĐI TẶNG QUÀ TẠI TẢ LÙNG- MÈO VẠC- HÀ GIANG.
    Tất cả những phần quà đã nhận được, dienbatn xin phép các bạn sẽ bảo qủan kỹ lưỡng và chuyển đến những em nhỏ còn đang vô cùng khó khăn tại Sơn La trong thời gian sớm nhất có thể.Mong ước của tất cả các thành viên trong đòan, đơn giản chỉ là góp một phần nhỏ bé,nhằm xua đi cái giá lạnh mùa Đông cho các em học sinh vùng cao. Chúng tôi làm việc này là phi lợi nhuận , không nhằm tự đánh bóng mình hay bất cứ sự vụ lợi nào khác. Tất cả chỉ là cố nhen lên một ngọn lửa nhỏ trong vòng tay nhân ái : XIN ĐỪNG VÔ CẢM VỚI KHÓ KHĂN CỦA HỌC SINH VÙNG CAO.
    Xin cảm ơn chân thành các bạn hữu gần xa.Thân ái. dienbatn.

    Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

    CẬP NHẬT BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG KHAI.

    CẬP NHẬT BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG KHAI. 

    TÍNH TỚI NGÀY 21/12/2011
    Chuyển tiếp :
    Tồn quỹ tới ngày 28/11/2011 số tiền : 19.680.000 đồng.( Mười chín triệu sáu trăm tám mươi ngàn đồng ).
    Trong vài ngày qua, khi nhận được lời kêu gọi của Đạo Tràng Diệu Pháp Liên Hoa Vô vi và các anh chị em cùng chí hướng, dienbatn đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn hữu trong nước. Sau đây là danh sách các bạn hữu ủng hộ cho chuyến đi Mèo Vạc Hà Giang ngày 23-25/12/2011 này:
    1. Anh Lê Anh Xuân - 10 triệu đồng và 100 Kg cá khô.
    2. Anh Nguyễn Sỹ Minh - Giám Đốc sàn giao dịch bất động sản ZARIA LAND- 10 triệu đồng.
    3. Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh - nguyên cán bộ Viện KHCN Việt Nam, chủ trang trại Đồng quê Ba Vì- 05 triệu đồng.
    4. Gia đình LS Nguyễn Toàn Thắng - 500 ngàn đồng.
    5. Gia đình Bùi Thị Thu Hương- LILAMA - 500 ngàn đồng.
    6. Gia đình Trần Năng Tuấn- LILAMA - 500 ngàn đồng.
    7. Cô Đinh Mỹ Hạnh- Phòng Tổng hợp - LILAMA - 01 triệu đồng.
    8. Đào Thị Ngọc Hoa -LILAMA- Nhà 11 - Tổ 7 - Phường Thanh Lương- Hai Bà Trưng - Hà Nội - 03 trăm ngàn đồng.
    9. Hai bạn Nguyễn Thu Lan và Nguyễn Thu Hoa - 15 Bạch Mai - Hà Nội - 120 đôi giầy các loại.
    10. Quách Thị Sớm và Phạm Thị Ngọc Hằng- Viện Khảo cổ - 01 kiện quần áo + 01 bộ máy Vi tính.
    11. Các bạn trong Hội Phúc Thiện (Gia đình Phan Kim Oanh,Nguyễn Mạnh Hùng, Tạ Thị Thúy Liễu, Trương Thị Mai)- 100 cái chăn dạ mới.
    12. Nguyễn Thanh Nga - Giám đốc công ty TNHH SX và KD Quốc Tế - 200 Kg mì tôm và 01 chuyến xe tải.
    13. Gia đình Tiến- Yến phố hàng Chuối - Hà Nội- 01 triệu đồng.
    14. Xin gui mot chut long cho chuyen di Ha Giang-Kính gửi bác Diebatn.
      Em ở dưới Hải Phòng biết bác và các anh chị em chuẩn bị khởi hành chuyến đi từ thiện lên Hà Giang. Lòng thì muốn nhưng lực bất tòng tâm, em chỉ có một chút góp với đoàn.
      Bác đọc thư này xong xin reply cho em số tài khoản. Em nhờ Bác cùng đoàn chuyển cho các cháu vùng cao.
      PS. Nếu bác có tài khoản Techcombank thì càng tốt ạ.
      Kính chúc cả đoàn ta lên đường may mắn, bình
      an.-xuanhiephp@gmail.com - 1,5 triệu đồng. 
    15. Vợ chồng Tâm- Thu sàn giao dịch BDS - 01 triệu đồng.
    16/Gia đình Phạm Xuân Hợp -44 ngõ 124 Minh Khai- Hà Nội-500 ngàn đồng.
    17/ Hoàng Kim Vân - Văn phòng LILAMA - 200 ngàn đồng.
    18/ Em Vũ - 01 triệu.

    19/Anh Phạm Thiên Hoàng - Tổng công ty quản lý bay Việt Nam - 02 triệu đồng.
    20/ Vợ chồng Tô Hoàng - Yến- 500 ngàn đồng.
    CỘNG DỒN :
    55.180.000 vnd. ( Năm mươi lăm triệu sáu trăm tám mươi ngàn đồng).
    ĐÃ XUẤT MUA :
    261 áo lạnh cho học sinh + 22 khăn quàng cổ cho các thày cô giáo + công chuyên chở từ Lạng Sơn về = 29.500.000 vnd.
    Mua bánh kẹo cho các cháu -02 triệu.
    Còn tồn : 23.680.000 vnd.
    ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ.
    BÙI QUỐC HÙNG- Bút danh : dienbatn( Điện Bà Tây Ninh).
    Email : dienbatn@gmail.com.
    Tel : 0904392219 - 0942627277.
    Tài Khoản : Bùi Quốc Hùng - AGRIBANK - Chi nhánh Phan Đình Phùng - Q. Phú nhuận - TP. HCM- Số TK : 1607.205.096.037.
    MỘT VÀI HÌNH ẢNH CHUẨN BỊ CHO CHUYẾN ĐI.


     









    21/Ngày hôm nay 28/12/2011, dienbatn được hân hạnh tiếp anh Tho N.Luu là một Việt kiều tại WA - US là một người theo Mật Tông Tây Tạng và có tâm huyết với với Cổ Mật của Việt Nam về thăm và nhân chuyến từ thiện sắp tới , anh tặng các em nhỏ học sinh Sơn La số tiền 05 triệu đồng.


    22/ Anh Lê Thành Trung- 05 triệu.
    Còn tồn phần trước là : 23.680.000 đồng.
    Cộng dồn : 33.680.000 đồng. ( Tính tới ngày 28/12/2011).

    Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

    LỊCH TRÌNH ĐI TẢ LÙNG- MÈO VẠC- HÀ GIANG.

    LỊCH TRÌNH ĐI TẢ LÙNG- MÈO VẠC- HÀ GIANG.
    Sau khi cân đối công việc của tất cả các thành viên trong đoàn, chúng tôi quyết định lịch trình đi tặng quà cho các em học sinh trường PTCS Tả Lùng- Mèo Vạc- Hà Giang như sau :
    1. Xuất phát lúc 20g ngày 23/12/2011( tức là ngày 29/11 âm lịch- Đêm thứ 6).Đoàn sẽ tới Hà Giang vào khoảng 7-8g sáng ngày 24/12. Ăn sáng và nghỉ một chút chờ tan sương mù sẽ đi tiếp quãng đường 180 Km từ Hà Giang lên Mèo Vạc.Tới điểm trường khoảng 4-5g chiều. Tối đó sẽ đốt lửa trại liên hoan , làm lễ Noel cùng các thày cô giáo và học sinh trong trường. Sau đó về khách sạn nghỉ.
    2. Sáng hôm sau 25/12 từ 7g-9g tặng quà cho các thày cô giáo, các em học sinh và xuất phát về lúc 10g. Tới Hà Giang khoảng 4-5g chiều nghỉ ngơi , ăn tối và đi tiếp về Hà Nội.
    3. Phương tiện: Bạn Thanh Nga sẽ cung cấp cho đoàn 01 xe tải chở toàn bộ hàng hoá, quần áo. Đoàn sẽ thuê 01 xe 29 chỗ để đi chung cả đoàn. Theo thông báo của bạn Lộc Đoàn xe khách 14 giá thuê xe 3 ngày là 11 triệu đồng.
    4. dienbatn sẽ tiếp tục cập nhật sau.

    Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

    KHỞI ĐỘNG CHUYẾN ĐI TẶNG QUÀ CÁC EM HỌC SINH TRƯỜNG PTCS TẢ LÙNG MÈO VẠC - HÀ GIANG.

    KHỞI ĐỘNG CHUYẾN ĐI TẶNG QUÀ CÁC EM HỌC SINH TRƯỜNG PTCS TẢ LÙNG MÈO VẠC - HÀ GIANG.

    Đạo Tràng DIỆU PHÁP LIÊN HOA VÔ VI kết hợp cùng một số anh chị em trong các nhóm từ thiện khác nhân dịp nghỉ tết Tây này sẽ lên thăm và tặng quà cho các em học sinh trường PTCS Tả Lùng - Mèo Vạc - Hà Giang.Đây là một trường ở cực Bắc của Tổ Quốc, cách Hà Nội gần 600 Km.Từ Hà Nội lên thành phố Hà Giang khoảng 380 Km , Từ thành phố Hà Giang lên đến Mèo vạc khoảng 180 Km. Đường đi phải qua rất nhiều đèo núi cheo leo , hiểm trở, đặc biệt khí hậu vùng này rất lạnh, ngày hôm nay 12/12/2011 nhiệt độ xuống khoảng 3-4 độ C. Trường PTCS Tả Lùng - Mèo Vạc - Hà Giang có tổng số 9 lớp học .Tổng số học sinh toàn trường : 261 học sinh,trong đó nữ chiếm 125 em .Giáo viên tổng số: 22 giáo viên: trong đó Nam 8 đồng chí, Nữ 14 đồng chí.Học sinh trường Tả Lùng chủ yếu là người HMông và người Dao.Trường có 144 em học sinh nội trú với tiêu chuẩn nhà nước đài thọ 180 ngàn đồng /em/tháng.Như vậy trung bình mỗi bữa ăn của các em bao gồm gạo, thức ăn, công người phục vụ, củi lửa tất tần tật...là 02 ngàn đồng /em/bữa ăn. Những năm trước cũng có một vài đoàn từ thiện lên tặng quà , nhưng về cơ bản, đời sống của các em học sinh và các thày cô giáo ở đây vẫn vô cùng khó khăn , vất vả. dienbatn xin trích nhật ký của một đoàn từ thiện đã lên Mèo Vạc- Hà Giang để các bạn tham khảo :
     " Xuất phát từ Hà Nội lúc 2h chiều, nhóm chúng tôi đứng nắng 45 phút chờ taxi mà ko có để đến điểm hẹn, nên xe phải quay qua rước chúng tôi. Cái nắng rát bỏng, và cái nóng hầm hập người, oi nồng ko thể chịu nổi. Anh Béo ngồi bên cạnh mồ hôi nhể nhại, các bác lớn tuổi thì được ngồi những hàng ghế trên, còn những thanh niên trai tráng thì ngồi cuối xe, chao ôi là nóng. Nhưng trong lòng ai cũng hớn hở, tiếng cười vang cả xe.
    Trên đường đi đến Hà Giang thì đi ngang Vĩnh Phúc, Phú Thọ… còn gì gì nữa ấy nhưng do mãi buôn chuyện nên ko biết là ở đâu chỉ nhớ là đi ngang nhà máy giấy Bãi Bằng, rồi ngang qua sông Lô, rồi được bác Béo chỉ cho “rừng cọ đồi chè” mà giờ đây còn trơ ra vài gốc. Ăn dọc đường đi
    Có nữ thí chủ cúng dường sôi chấm muối vừng ( nữ thí chủ này là chủ chốt của chương trình trên, xin tán thán công đức lành của chị, chị là chị Tuyết bên Lý Nam Đế ).
    Rồi cả đoàn lại lục tục lên đường, đường dài miệt mài chúng ta đi không ngại gì. Từ Hà Nội đến Hà Giang khoảng 380km, đến lúc 9h tối cùng ngày, mất khoảng 6h xe chạy. Từ Hà Giang đến huyện Mèo Vạc là 180km đường đèo, nhưng nghe là đi khoảng 5h đồng hồ nữa, tôi ngạc nhiên vô cùng , lạ nhỉ, đường ngắn thế cơ mà. Ôi chao, dù là ngắn nhưng hắn có lực bất ngờ . Những ngọn núi cheo leo, những mỏm đá tai mèo lỏm chỏm, đen ngòm dựng ngược, những gốc bắp ( ngô) vàng lơ thơ trơ trọi,


    Núi như níu chân mây ở lại cùng mình, và cũng níu chân những người yêu mảnh đất này như tôi.
    Người dân nơi đây muốn trồng ngô (bắp) thì phải vác gùi đi về mé con sông này, lấy đất, lại gùi lên núi, bỏ lên những hóc đá, rồi sau đó mới gieo trồng ngô. Dĩ nhiên là ko có nước rồi, mà phải chờ trời mưa, nên hạt cũng lép lắm. Món ăn của người dân nơi đây là “mèn mén”, là bắp xây nhuyễn như bột, ép lại và chan nước rau rừng luộc lên ăn qua ngày. Cuộc sống dường như dừng lại ngay lúc này trong tôi khi nhìn cảnh đó và nếm món ăn đó.
    Những ruộng bậc thang tuyệt đẹp, mà từ bấy lâu nay tôi chỉ được nhìn qua ảnh. Ai cũng trầm trồ khen và chộp ảnh lia lịa, mấy ai hiểu thấu để có được những bậc ruộng như thế, người dân phải gùi đá xếp thành hàng thành từng bậc, sau đó gùi đất cho vào, và gieo hạt, và lẽ dĩ nhiên là cũng ko có nước phải phụ thuộc vào thiên nhiên. Cái nghèo, cái đói bao quanh ko 1 phút ngừng nghỉ. Vùng biên địa là vậy mà.

    Từ đá, người dân xây nhà, làm hàng rào, và cả làm mộ khi ra đi “sống trong đá chết vùi trong đá” mà.
    Chúng tôi dừng lại nghỉ tại cổng trời Quản Bạ, nơi có núi đôi cô tiên, từ trên đó, view toàn cảnh tuyệt đẹp, những cung đường mà bây giờ ngồi nghĩ lại vẫn còn khâm phục những người dân nơi đây làm ròng rã 15 năm để nó được mang tên con đường HẠNH PHÚC.

    Vì sống nơi giá lạnh quanh năm, nên ở đây người ta rất chuộng uống rượu. Rượu nấu từ ngô ra. Buổi sáng, dậy sớm chúng tôi đi chợ phiên Mèo Vạc, ngoài những rau quả của vùng rừng núi như lá chè xanh, rau dớn, sáp ong, hành..v.v thì còn có cả rượu. Người nam, người nữ đều uống rượu và bán rượu. Hình ảnh một người chồng say lết bết nằm bên vệ đường, người vợ ngồi kế bên ôm rượu chờ chồng tỉnh rồi ra về đó lại là một nét văn hóa của họ.
    Những người phụ nữ ở đây rất chăm chỉ, họ gùi hàng trên lưng, nặng đến nỗi lưng họ dường như song song với mặt đường, nhưng trên tay thì ko thiếu những sợi chỉ để làm thành quần áo, họ vừa đi vừa miệt mài tướt tướt, se se bằng đôi bàn tay thô ráp của họ.

    Được sinh ra và lớn lên tại một thành phố lớn nhất nước , tôi giờ mới thấu hiểu hết nỗi nhọc nhằn của những người mang một kiếp làm người. Cái tôi băn khoăn trăn trở nhất giờ là làm sao có cách nào đó để cho họ làm ăn , bỏ rượu, sinh đẻ có kế hoạch mới mong là thoát nghèo, chứ những đợt từ thiện của miền xuôi cũng chỉ là cho con cá, ko giải quyết được cách câu cá lâu dài cho bà con vùng biên địa này.
    Thoát được cái đói, thì may ra, mới có thể giải cho họ hiểu về giáo lý của Phật. Đức Phật dạy quả ko sai ” Làm người đã khó, nghe được chánh Pháp Như Lai lại còn khó hơn” , nay , phước duyên những ai lớn được sống nơi phồn hoa đô hội xin hãy biết quý trọng và tu ngay từ bây giờ đừng để khi quá muộn......
    Cuộc sống của bạn có đôi lúc không vừa ý, có đôi lúc đau đớn, có đôi khi bạn giận hờn ai đó….v.v, nhưng nếu bạn chứng kiến cuộc sống của những ngừoi dân nơi đây, bạn sẽ giật mình nhìn lại rằng mình sống như thế có quá ích kỷ hay không? Khi mà quanh mình, chỉ cục bộ trong nước mình thôi, thì có biết bao ngừơi miếng ăn cũng còn chưa đủ nói gì đến vui chơi trung thu. Những gì chúng tôi làm đựoc ngày hôm nay chỉ là hạt cát, những gì cần CHÚNG TA làm thì như đại dưong mênh mông."(
    http://hagiangtour.net/news/ky-niem-ha-giang-meo-vac-mua-thu.html)

    MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH TRƯỜNG PTCS TẢ LÙNG - MÈO VẠC- HÀ GIANG MÀ DIENBATN VỪA NHẬN ĐƯỢC.






    DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH.
    1/ Ngày khởi hành: Sẽ khởi hành vào khoảng từ ngày thứ 7( 31/12/2011) đến ngày chủ nhật hoặc thừ 2 (2/1/2012). Ngày đi chính xác sẽ tùy theo lịch nghỉ của đa số anh chị em trong đoàn.
    2/Các loại quà và hàng hóa mang tặng:
    • 01 máy vi tính do cô Sớm ( Đạo tràng DPLHVV ) tặng.Cần mua thêm 01 3G để có thể truy cập intenet.
    • Tặng mỗi em học sinh mộ bộ quần áo mùa đông.
    • Tặng các thày cô giáo trong trường một món quà kỷ niệm như khăn lạnh quàng cổ...
    • Tặng một số quần áo cũ cho cha mẹ các em học sinh.
    • Tặng gạo, mỳ tôm, cá khô, bột nêm ...cho 164 em học sinh đang học nội trú.
    3/ Dự kiến chương trình:
    • Khởi hành từ Mỹ Đình lúc 7g sáng,ăn trưa trên đường và tới trường Tả Lùng vào khoảng 6g chiều.
    • Tối giao lưu đốt lửa trại với thày cô giáo và các em học sinh Tả Lùng tại trường.
    • Sau khi giao lưu, ăn tối sẽ về nhà trọ nghỉ ngơi.
    • Sáng hôm sau tặng quà cho các em học sinh, ăn trưa rồi khởi hành về Hà Nội.Về Hà Nội khoảng 11g đêm.
    4/ Phương tiện :
    Tất cả tập trung đi cùng một xe thuê 16 chỗ hoặc 24 chỗ.Xe sẽ chở người , máy vi tính và quần áo cho các em. Những thứ có thể mua tại Mèo Vạc như gạo, mỳ tôm, bột nêm... sẽ mua tại đó để khỏi mất công chuyên chở.
    5/ Đóng góp chi phí :
    Chi phí ăn và tiền xe , nhà trọ, giao lưu tại chỗ với các thày cô giáo và học sinh dự kiến mỗi thành viên đóng góp 01 triệu đồng.
    Trên đây là dự kiến hành trình, thời gian và các việc cụ thể dienbatn xin bổ xung sau. dienbatn thay mặt Đạo Tràng Diệu Pháp Liên Hoa Vô Vi kính mời những anh chị em nào có thể góp sức cho chuyến đi, xin đăng ký tại đây hoặc Email : dienbatn@gmail.com.
    Thân ái. dienbatn.

    Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

    Mặn chát nước mắt nhìn bữa ăn học sinh bán trú Kim Bon .

    Mặn chát nước mắt nhìn bữa ăn học sinh bán trú Kim Bon

    6 học sinh ăn 3 con chuột.
    Nếu bữa sáng bình dân của một học sinh ở Hà Nội là 10.000đ, thì ở Kim Bon, 6 học sinh phải ăn chung 3 con chuột. Ấy vậy mà không phải em nào cũng có chuột để cải thiện bữa ăn, bởi muốn bắt được các em phải có bẫy và đi đặt từ đêm hôm trước ở ngoài nương. Có nhiều hôm, những chiếc bẫy mang về trống trơn, bữa ăn của các em lại điệp khúc nồi canh rau rừng lõng bõng nước.
    Chuột nướng xong chỉ bỏ đi phần ruột, tất cả bộ phận còn lại đều được chặt nhỏ rồi cho vào nồi với một thìa muối trắng. Chỗ thịt chưa đầy miệng bát ăn cơm ấy lại được dành cho 6 em. Một nửa để 3 em nấu với một gói mỳ tôm, một nửa để 3 em xào lên làm thức ăn.Lớp 4, các em ở miền xuôi vẫn được bố mẹ chăm cho từng tí trước khi chở đến trường, thì ở Kim Bon các em đã phải xa nhà để ra điểm trường chính học và tự túc trong mọi công việc (học tập, nấu ăn rồi kiêm luôn việc kiếm thức ăn cho từng bữa qua ngày). Từ nhà ra trường, có em phải đi bộ gần 20km đường rừng, trên vai là gạo, củi và rau ăn cho cả tuần. Nhiều em học sinh nhà xa quá không về được, cuối tuần lại chờ bố mẹ gửi đồ ra cho.
    Cô Nguyễn Thị Mai, phụ trách chuyên môn tiểu học Phòng Giáo dục Đào tạo Phù Yên (trước là Hiệu phó trường tiểu học Kim Bon) cho biết: “Có những em học đến thứ 3, thứ 4 đã hết gạo ăn, đói quá các em phải bỏ học về, các thày cô giáo phải cho gạo, cho mỳ để các em ở lại ăn. Đến mùa bí, nồi cơm của các em toàn màu đỏ, loáng thoáng có vài hạt gạo đổ vào, gọi là nấu cháo. Toàn ăn bí thôi, thương lắm, ăn bí từ lúc còn lá, quả non rồi quả già”.
    Cô Mai cũng cho biết thêm: “Con lợn nó đào chỗ để ngủ trước, đứa trẻ lạnh quá nên đánh đuổi con lợn ra để lấy chỗ ngủ cho ấm. Mùa làm nương cả bản vắng tanh, không một tiếng chó sủa, ở nhà chỉ còn người già không làm được gì và trẻ em bé tí. Trẻ em bé quá mà cần phải cho bú thì được cho đi nương cùng, họ đào một cái hố rồi bỏ vào đó để nó không bò đi đâu được, chứ lấy đâu ra ai cõng, ai trông?”.
    Vừa học tiểu học vừa ru con

    Ở Kim Bon, không phải cứ trống là vào lớp, hết giờ là trống tan. Khi nào có học sinh thì học, không kể ngày giờ. Cả năm các em bỏ học thì không có nhưng nghỉ học theo mùa thì có. Những mùa tết, cưới, làm nương thì giáo viên phải đi chiêu sinh, phải đến tận nương, đến khắp cái khe, con suối để đón và huy động học sinh đến lớp.
    Lớp 4, các em ở miền xuôi vẫn được bố mẹ chăm cho từng tí trước khi chở đến trường, thì ở Kim Bon các em đã phải xa nhà để ra điểm trường chính học và tự túc trong mọi công việc (học tập, nấu ăn rồi kiêm luôn việc kiếm thức ăn cho từng bữa qua ngày). Từ nhà ra trường, có em phải đi bộ gần 20km đường rừng, trên vai là gạo, củi và rau ăn cho cả tuần. Nhiều em học sinh nhà xa quá không về được, cuối tuần lại chờ bố mẹ gửi đồ ra cho.

    Cô Nguyễn Thị Mai, phụ trách chuyên môn tiểu học Phòng Giáo dục Đào tạo Phù Yên (trước là Hiệu phó trường tiểu học Kim Bon) cho biết: “Có những em học đến thứ 3, thứ 4 đã hết gạo ăn, đói quá các em phải bỏ học về, các thày cô giáo phải cho gạo, cho mỳ để các em ở lại ăn. Đến mùa bí, nồi cơm của các em toàn màu đỏ, loáng thoáng có vài hạt gạo đổ vào, gọi là nấu cháo. Toàn ăn bí thôi, thương lắm, ăn bí từ lúc còn lá, quả non rồi quả già”.
    Cô Mai cũng cho biết thêm: “Con lợn nó đào chỗ để ngủ trước, đứa trẻ lạnh quá nên đánh đuổi con lợn ra để lấy chỗ ngủ cho ấm. Mùa làm nương cả bản vắng tanh, không một tiếng chó sủa, ở nhà chỉ còn người già không làm được gì và trẻ em bé tí. Trẻ em bé quá mà cần phải cho bú thì được cho đi nương cùng, họ đào một cái hố rồi bỏ vào đó để nó không bò đi đâu được, chứ lấy đâu ra ai cõng, ai trông?”.
    Vừa học tiểu học vừa ru con
    Ở Kim Bon, không phải cứ trống là vào lớp, hết giờ là trống tan. Khi nào có học sinh thì học, không kể ngày giờ. Cả năm các em bỏ học thì không có nhưng nghỉ học theo mùa thì có. Những mùa tết, cưới, làm nương thì giáo viên phải đi chiêu sinh, phải đến tận nương, đến khắp cái khe, con suối để đón và huy động học sinh đến lớp.
    Học sinh ở Kim Bon không xác định được đúng tuổi. Có em 15, 16 tuổi vẫn đi học tiểu học. Ở đây, rất nhiều học sinh có con vẫn đi học bình thường. Có em đã làm bố và đang học trên lớp, vợ mang con đến để trên mặt bàn, tức là nếu đi học thì phải trông con còn không thì phải ở nhà trông con. Thế là bố vỗ vỗ vài cái rồi đứa trẻ cứ nằm trên mặt bàn ngủ, còn bố lại tiếp tục học. Rồi chuyện các em dắt trâu bò đến sân trường buộc ở đó rồi đi học là chuyện bình thường.
    Học sinh không biết tuổi, dân tộc của mình
    Sòng A Tòng, học sinh lớp 4, trường Tiểu học Kim Bon. Nhà em cách trường chừng 10km. Em có anh trai học lớp 8, nhưng lại không nấu ăn cùng nhau. Em thường xuyên nấu ăn một mình. Em cũng không thể đi bắt chuột ở ngoài nương như các bạn được vì không có bẫy.
    Trong một căn phòng khoảng hơn 1 mét vuông chứa quần áo, sách vở, gạo, củi, em kéo ra nồi cơm và nồi canh mỳ tôm rau cải được nấu từ sáng hôm qua. Sáng nay em lại bỏ ra ăn tiếp. Khi nồi cơm vẫn còn chừng nửa bát cơm em lại đậy vào và để ăn bữa trưa.
    Nhìn thấy nồi cơm đóng bánh, thức ăn và những miếng cơm nuốt nghẹn ngào của em thật sự xót xa. Nhưng có lẽ những câu trả lời của em còn xót xa gấp bội lần.
    - PV: Em bao nhiêu tuổi rồi?
    Sòng A Tòng: Em không biết.

    - PV: Em là người dân tộc nào?
    Sòng A Tòng: Em không biết.

    - PV: Đi học trên lớp, em được điểm mấy là cao nhất?
    Sòng A Tòng: Em không được điểm nào vì em không làm được bài tập.

    - PV: Bây giờ em thích cái gì nhất?
    Sòng A Tòng: Em chưa biết thích cái gì đâu!

    Xót xa: Món ăn tươi của học sinh Kim Bon là... thịt chuột



    Để bắt được những con chuột như này, các em phải mang bẫy ra đặt ở ngoài nương từ tối hôm trước. Kể cả những con chuột bé bắt được các em cũng mang về làm thức ăn.



    Vì phải tự túc nấu ăn theo nhóm, nên sau khi Thờ A Hờ mang chuột về nhà, các em chia mỗi người một việc.






    Em thì đi sắp lại những viên gạch để làm bếp.




    Em thì mang dao đi chẻ củi.




    Khi củi vừa cháy thì xoong cơm đã được một bạn đặt lên




    Trong lúc chờ cơm nấu chín, các em xiên những con chuột vào que và nướng trên bếp đang nấu ăn.




    Khi nướng gần được, chuột được bỏ ra để gạt sạch những chiếc lông còn bám lại





    Sau đó cho lên bếp để nướng lại một lần nữa.
    Trong khi nướng chuột thì nồi cơm dành cho 3 em cũng đã gần chín.




    Thờ A Chang là thành viên lớn tuổi nhất trong nhóm nên em mang ra mổ và làm sạch ở vòi nước tận dụng từ trong núi. Tuy nhiên, chỗ chế biến mà các em hay sử dụng hàng ngày không được sạch sẽ





    Ở ngoài sân, một em trong nhóm đang dùng dao đẽo một miếng củi làm thớt chặt thịt.




    Tất cả các bộ phận của con chuột còn lại sau khi mổ (chỉ vứt đi phần ruột, gan để lại) sẽ được chặt nhỏ và cho vào xoong một chút nước, một thìa muối trắng bỏ vào, các em đun cho chín để ăn. Tuy nhiên, từng này thịt lại được chia đôi để dành cho 3 em nhỏ khác cùng ăn.



    Việc tự nấu ăn của học sinh miền xuôi là điều hiếm thấy, nhưng với các em học sinh bán trú Kim Bon thì đây là công việc thường ngày nên các em làm rất thành thạo.



    Một gói mỳ tôm đã sẵn sàng để cho vào nồi thức ăn có mấy miếng thịt chuột.



    Mọi thứ đã được nấu xong, thức ăn được bê lên phòng



    Bát đũa các em tự quản. Vì không có chạn nên các em để ở trên ánh sáng cửa sổ.




    Đôi chân lấm lem bùn đất với nồi thức ăn lõng bõng nước.


    Vậy mà… không phải bữa nào các em cũng được ăn như thế này!
    http://giaoduc.net.vn/

    PM : Chúng tôi dự định tết Tây này sẽ lên thăm các em học sinh Kim Bon, nhưng sáng nay đọc những thông tin này (http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/cach-cot-dien-600m-van-mo-co-dien-c46a416520.html) do vậy chúng tôi quyết định sẽ lên thăm và tặng quà cho các em học sinh của trường THCS Tả Lủng huyện Mèo Vạc Tỉnh Hà Giang. Đây là một nơi cực kỳ khó khăn. dienbatn mới nhận được một số thông tin ban đầu :
    "Thưa chú Bùi Quốc Hùng!
    Vừa rồi liên hệ với chú rồi. Sau đây cháu xin gửi số liệu học sinh và giáo viên toàn trường cháu như sau:
    Tổng số học sinh toàn trường tổng số: 261 học sinh, gồm 9 lớp.
    Giáo viên tổng số: 22 giáo viên: trong đó Nam 8 đồng chí, Nữ 14 đồng chí. Rất mong chú lên thăm trường và thăm thầy cô giáo."
    Sau khi nhận đủ thông tin , dienbatn sẽ đưa lên .Thân ái. dienbatn.