ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH TỔNG QUÁT.
PHẦN 2 .
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN.
( Tiếp theo- dienbatn xin lỗi các bạn vì phải chờ lâu - Thời gian qua , dienbatn đi miền Tây chữa bệnh ).
Một phương án quy hoạch phía Tây Thái Nguyên.
Sách ĐỊA LÝ ĐẠI TOÀN TẬP YẾU có viết rằng : " Long trong phong thuỷ địa lý có cán chi, có chi trong cán, lại có cán trong chi. Vì vậy các nhà địa lý khi đàm luận đến Long thường nói là “tìm cán”, song họ lại không biết Long của chủ cán vốn không kết huyệt, mà phải biến thành phân chi mới có thể kết huyệt, điều này cũng giống như một cây trái chỉ kết quả nơi cành mà không kết quả nơi thân. Để có thể kết huyệt, Long phải tự lột xác hoá già thành trẻ, từ thô cán biến ra thanh chi. Dù Long của chủ cán có kết thành cát địa nơi thành đô cũng cần phải từ trên cao mà giáng xuống bình địa, thông qua thoát thai đổi lốt, tàng ẩn tinh thần, cuối cùng lại do sơn địa mà kết huyệt.Khi Long của chủ cán sắp phân thành chi, thì cần từ bỏ mọi lầu các điện đường mà lập ra một đường riêng cho mình, cần phải có Thái Tổ sơn, Thiếu Tổ sơn, Phụ Mẫu sơn cùng các Tiểu Tướng sơn nổi lên, đây chính là sự xuất hiện của chi Long. Nếu địa mạch của chi Long phân ra từ Tiểu Tướng sơn thì đó là Chính chi của Cán Long; Nếu địa mạch của chi Long phân ra từ góc núi của Tiểu Tướng sơn thì đó là Bàng Chi của Cán Long. Chính chi xuất hiện là Trung Long Chính Huyệt, Bàng Chi xuất hiện là Tòng Long Hộ Triền. Sơn phụ trợ ở hai bên Trung Long nhất định phải cao hơn Trung Long mới có thể coi là giáp tong. Cũng có khi hai Long mạch đồng thời dùng sơn ở hai bên làm phụ trợ, khi hai Long Mạch này sắp hình thành cục thế, nhất quyết phải có một Long mạch cao vượt lên, một Long mạch nằm phục xuống, như vậy gọi là Thư Hùng tương ứng. Lại có tình huống Bàng Chi có thể kết huyệt, như vậy cần phải mở ra một cục thế khác, có sơn thuỷ hộ vệ tuỳ tòng khác, có như thế mới hình thành được cát địa, nhưng địa lực của nó yếu hơn hẳn so với Chính Chi kết huyệt.Long trong phong thuỷ có địa lý có hình dáng cao vút, được gọi là Cao Lũng, có trạng thái hành tiến chậm rãi được gọi là Bình Cương, cũng có Long tản lạc trên mặt đất gọi là Bình Chi. Cao Lũng thì nhấp nhô lên xuống, trạng thái hiển lộ rõ rang; Bình Cương thì nhấp nhô ít, đi một bước dừng một bước; Bình Chi thì nối tiếp liền liền cơ hồ không trông rõ sự lên xuống nhấp nhô. Long thế của Cao Lũng phần lớn hùng tráng, khí thế cương mãnh; Long thế của Bình Cương thì hoà hoãn nhu nhược, không cần có khai trướng xuyên hiệp, chỉ cần có chút nhấp nhô là đủ, để giống với Long thế của Cao Lũng; Long thế của Bình Chi lại vì địa thế tản mác nên hình tích bất minh khó thấy, nhưng nếu quan sát kỹ lưỡng cũng có thể thấy được trạng thái của nó, do vậy trạng thái khai trướng cùng hành tiến của nó cũng tương tự như Cao Lũng, nhưng địa thế thì bất đồng.Long kết huyệt ở đầu gọi là “Thiếu Long”. Cổ ngữ có nói:“Sơ Long đều kết huyệt tại ngực”.Long kết huyệt ở eo lưng gọi là “Trung Long”. Cổ ngữ nói:“Hảo Long đều kết huyệt tại eo lưng, dư chi của nó chính là nơi thành quận vậy”.Long kết huyệt ở đuôi gọi là “Tận Long”. Cổ ngữ nói:“Địa thế tương ứng, chạy thẳng tới tận cùng của Long kết huyệt, Long, thuỷ đều đến nơi tận cùng này mới là Long mạch chân chính”.Chương Bối Lai nói:“Chân Long nếu đi từ xế bên lật xuống thì gọi là Hoành Long, nếu quay thân mình thì ọi là Hồi Long, kết huyệt ở chỗ cao thì gọi là Phi Long, hạ lạc tại binh dương (biển bằng) thì gọi là Tiềm Long. Thể dáng của Long đều tuỳ theo hình dạng di chuyển của Long mạch, sự tụ tán của hình thế địa mạo, sự phân hợp của sơn thuỷ, của âm dương mà quyết định”.Long Cao Lũng, Long Bình Cương thì xuất hiện như bình phong, như màn trướng, khi hành tiến sẽ nhe nanh múa vuốt, tạo nên thanh thế, khi quá hiệp nhất định sẽ có hình dáng tiền nghênh hậu tống, khi sắp nhập thủ nhất định sẽ thắt lại ở yết hầu, dồn tụ chân khí, khi sắp kết huyệt nhất định sẽ tạo sơn cái, sơn đỉnh (đỉnh núi), bên ngoài có thủy lưu theo dòng mà chảy, bên trong có thuỷ lưu phân giới huyệt vị. Ở nơi kết huyệt, tất có Minh Đường đại cục, tứ phía tất có lan can che chắn, thế mới là Chân Long.Long tại bình địa (Long Bình Chi) có hình thái khí độ cũng gần giống như Long tại sơn địa, khác nhau chỉ ở chỗ: thần tinh tương ứng trên núi cao có hình thế dựng đứng, còn thần tình tương ứng dưới bình địa thì có hình thế dàn trải. Phương pháp quan sát Long ở bình địa, chỉ cần tìm hình thế tản mác, khi ẩn khi hiện của nó, lấy thủy lưu hai phía đong tân phân giới làm Long, lấy thước tấc đo lường sự biến hoá cao thấp là được. Đất Thiểm, Biện, Tề, Lỗ… là loại hình bình địa phương Bắc; đất Tô, Tùng, Gia, Hồ… là loại hình bình địa phương Nam. Loại hình bình địa phương Bắc đa phần do khai khẩn mà mất đi hình thế núi, phải nhận ra mũi, miệng của sơn mới được. Loại bình địa phương Nam, do khai thông thuỷ đạo làm đứt địa mạch, nên phải truy xét ngược lên nguồn gốc của nó mới được.Long còn có loại vượt qua song, xuyên qua ruộng đồng rồi mới nhô lên, tịnh tiến mà kết huyệt, tạo nên đất quý về mặt phong thuỷ. Sơn thế của Long đến bờ song thì mất hút, thực ra nó đang vượt qua song, có đá ngầm nhô đầu lên trong nước, ở bờ song đối diện sẽ nhô hẳn lên một khối đá, ngoài ra không thấy vết tích đâu nữa. Như thế gọi là Long mạch quá thuỷ. Còn Long mạch xuyên điền, nghĩa là hai trái núi bị ngăn cách hẳn với nhau, không rõ lai lịch, nhưng trên ruộng đồng nằm giữa hai trái núi thấy có địa mạch hơi nhô lên như sống trâu, hoặc có khối đá khô nhô lên giữa màu xanh của lúa.Sở dĩ gọi sơn là Long vì Long biến hoá khó lường, thần tinh của Long chẳng phải phàm tục, khí thế của Long không chút tầm thường. Sơn lấy sự nhấp nhô lên xuống làm cốt tiết (đốt xương), lấy phân bố làm răng và móng vuốt, lấy đầm nước làm ẩm thực (đồ ăn thức uống), nên gọi sơn là Long. Hiện nay, người chưa biết cán chi của sơn, không thấy tông tích của sơn, thấy một ngọn núi nhô lên, thì gọi nó là Long, thấy chỗ sơn lõm xuống, thì gọi nó là Huyệt. Nếu nói vậy, thì mỗi quả núi đều biến thành Long, mỗi chỗ lõm trên núi đều biến thành Huyệt, thế thì Long khác gì con giun đất! Cho nên không biết Long, làm sao biết Huyệt? Muốn học phong thuỷ địa lý, kiến thức nhập môn là phải nhận biết về Long."
Theo kinh nghiệm Tầm Long của dienbatn, chúng ta nên quan sát thế núi từ đầu Long mạch. Khi thấy núi hùng dũng chạy dài, các đỉnh núi thường nhọn là lúc đó thế long đang hành, chưa thể ngưng nghỉ kết huyệt. Đuổi theo đường Long , cho đến khi ta thấy các ngọn núi tròn đầu dần rồi tạo nên thành những quả đồi tròn như bát úp thì chúng ta biết rằng gần tới nơi dừng của Long và chuẩn bị kết Huyệt. Đi tiếp nữa nếu chúng ta thấy có một hay vài con sông chắn ngang đường Long đi và phía bên kia bờ sông xuất hiện hàng loạt gò đống lô nhô nổi lên thì ta biết rằng đó chính là khu vực kết Huyệt của Long. Những địa hình như vậy ta thường thấy ở Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định....
Theo KTS. Trần Thanh Vân : " Trở lại với địa hình núi sông trên miền Bắc nước ta, thì có 8 dãy núi vòng cung tạo thành hình rẻ quạt là dãy Đông Triều, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Tam Đảo, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn , dãy Sông Đà và dãy Hoà Bình, trong đó Hoàng Liên Sơn nối từ Hy Mã Lạp Sơn về có đỉnh Phan xi păng cao nhất Đông Dương (3143m). Hướng đi của các dãy núi đều hình thành các con sông như sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu... "
..." Cũng trên bản đồ vệ tinh, nếu nối một đường theo hướng Đông Bắc-Tây Nam mà mọi người quen gọi là Trục Thần Lộ đi từ đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị, lên đến thành Cổ Loa- Kinh đô 2300 năm trước của vua An Dương Vương và cũng là Kinh đô hơn 1000 năm trước của vua Ngô Quyền, trên trục đó ta sẽ gặp phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077 của Đại tướng Lý Thường Kiệt và Ngã ba sông Thiên Đức, nơi Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương lập đại bản doanh chỉ huy đánh quân Nguyên Mông năm 1284 và năm 1288. Kỳ lạ thay, đường chéo này đi tiếp, rồi đi tiếp nữa, sẽ đến Đồng Đăng, cửa ải phía Bắc của Tổ quốc. Trong kinh dịch, hướng Đông Bắc là hướng Ngũ quỷ, lộc có nhiều mà hoạ cũng lắm, vậy nên chăng phải có đôi mắt tinh anh của Đức Thánh Trần chấn ngữ cửa ải này ? Những người có chút tính hiếu kỳ không thể không kinh ngạc khi phát hiện ra trục kinh mạch nằm ngang ở 21 độ vĩ bắc 3' 28'' từ đỉnh Ba Vì và trục Thần Lộ nói trên lại gặp nhau ở chính vùng nước cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn thành kính gọi là huyệt đạo quốc gia. "
Như vậy trong hình thế tổng quát của địa mạch Quốc gia Việt Nam, Long mạch Thái Nguyên chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam , cụ thể là tọa Càn - Hướng Tốn. Đây cũng là hướng tổng quát của Long mạch miền Bắc. Bây giờ ta cùng xem xét về địa thế tổng quát của Thái Nguyên.
1/ TÂM ĐIỂM CỦA THÁI NGUYÊN
Khi xác định địa hình của một khu vực, điểm đầu tiên là phải xác định được tâm điểm của cả khu vực đó ở đâu ? Đối với tỉnh Thái Nguyên ( và cũng là hầu hết những tỉnh thành của cả nước ) phải khẳng định một điều là những vị trí đặt công sở hành chính của người Pháp ngày xưa hoàn toàn có lý. dienbatn đã đi điền dã nhiều năm để nghiên cứu vị trí đặt những trung tâm hành chính của các tỉnh ngày xưa do người Pháp đặt và thấy họ đã chọn được những vị trí thật là đắc địa trong nghệ thuật kiến trúc Phong thủy. Có lẽ một phần ngày xưa, những hình thế núi sông, đồng ruộng còn tương đối nguyên vẹn, nhưng chắc chắn một điều rằng những kiến trúc sư người Pháp đã nắm rất rõ nghệ thuật kiến trúc Phong thủy do họ đã có một quá trình thu thập tài liệu, nghiên cứu ứng dụng một cách tài tình nghệ thuật kiến trúc trong Phong thủy của người xưa. Đối với Thái nguyên cũng vậy. Ta hãy xem xét vị trí đặt dinh Công sứ tại tỉnh này sẽ rõ .
Đây là quả đồi ngày xưa người Pháp xây dựng dinh Công sứ, nay là bảo tàng văn hóa Thái Nguyên.
Tòa Công sứ của Pháp nằm bên Hữu ngạn sông Cầu ( bờ bên phải của dòng sông nhìn theo hướng nước chảy từ nguồn xuống ). Đa phần các thành phố ven sông được xây dựng bên phía Hữu ngạn của các con sông, thành phố Thái Nguyên cũng không là một ngoại lệ. Theo đo đạc của dienbatn , tòa Công sứ của Pháp có hướng tọa Tân - Hướng Ất - thuộc hướng Đông thiên Đông Nam ( Giáp - Mão - Ất ) , có cửa chính là Hoan Lạc - Hưng Phúc và thuộc Huyệt khí Bảo Châu : Canh Thìn - Bính Tuất .
2/ MINH ĐƯỜNG : Theo trục Tọa càn hướng Tốn ( theo sách cổ là hướng sẽ phát triển mạnh về văn , tức là thuận lợi cho việc học hành, nghiên cứu, khiến cho con người sống trên mảnh đất này dễ phát triển về tri thức, dễ đỗ đạt bằng cấp cao và thích hợp cho những người chuyên về Chính trị, văn hóa, khoa học ).
Nhìn lên bản đồ ở trên ta thấy ngọai Minh đường của Thái nguyên bao gồm khu vực biển Hải Phòng tới Bạch Long Vĩ. Tại đây cũng có các cửa sông Bạch Đằng, cửa Vân Úc, cửa sông Thái Bình. Trung Minh đường bao gồm các tỉnh Bắc Giang , Hải Phòng. Tại phần trung Minh đường này bên tả Thanh Long có các vòng cung Đông Triều và dãy Yên Tử , chỉ tiếc mạch Thanh Long này không chầu vào mà lại uốn ra phía ngoài nên những người con trai của vùng đất Thái Nguyên , tuy học hành giỏi giang song nếu chỉ sống trên quê hương mình thì khó mà phát huy được hết khả năng của mình. Những người này nên đi ra ngoài sẽ đạt được những thành công rực rỡ trong công danh sự nghiệp của mình. Bên hữu Bạch Hổ của trung Minh đường có dãy Tam Đảo uy nghiêm , khí mạch bất tận, hình thế đẹp đẽ, tròn đầy. Hình thế của nhánh Bạch hổ ảnh hưởng đến rất nhiều đến hình dáng, tính nết của những phụ nữ vùng này. Nội Minh đường của Thái nguyên chính là một loạt những quả đồi đã bị san phẳng khi người ta xây dựng khu liên hợp gang thép Thái Nguyên bắt đầu từ ngày 4/6/1959. Ngày xưa khu vực này là một khu bao gồm mấy chục quả đồi và gò nhỏ tạo nên do Long mạch ngưng nghỉ kết huyệt và các gò đống nổi lên do hiện tượng dư Khí của Long mạch khi dừng. Khi người Trung Quốc gọi là giúp đỡ Việt Nam xây dựng khu liên hợp gang thép Thái Nguyên, họ không chọn nơi đặt nhà máy ngay tại mỏ sắt Trại Cau ( Huyện Đồng Hỷ ), mà đặt ngay vào phần nội Minh đường của Thái Nguyên cách mỏ sắt Trại Cau gần 25 Km. Ta còn có tư liệu về việc san ủi hơn 50 quả đồi như sau : " Nhớ lại thời kỳ đầu, qua các phong trào thi đua do Công đoàn và Ban chỉ huy công trường phối hợp phát động, chỉ trong 3 năm đội ngũ này đã san phẳng 50 quả đồi, đào đắp hơn 11 triệu mét khối đất; tổ chức khai thác hàng triệu mét khối cát sỏi ; bốc xếp 3,4 triệu tấn vật tư, hàng chục triệu cây tre, gỗ và tranh nứa, lá gồi; tự làm hơn 100.000 m2 nhà ở tập thể cho công nhân, nhà kho và bãi tập kết vật liệu phục vụ thi công; đổ 220.000 m3 bê tông, xây 4830 m3 gạch chịu lửa, lắp đặt 12.000 tấn máy móc thiết bị, 40 Km đường sắt, 96.170 mét ống nước các loại và trên 500 Km đường dây dẫn điện... để đến sáng ngày 29-11-1963, mẻ gang đầu tiên do chính nước ta sản xuất rực rỡ ra lò tại lò cao số I. http://congdoanthainguyen.org.vn/"
Cảnh nội Minh đường Thái Nguyên ngày đang bị san ủi.
Theo tài liệu của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), để sản xuất được một tấn thép thô sẽ phải thải ra hơn 585 ki lô gam chất thải rắn, trong đó có 455 ki lô gam xỉ. Con số này sẽ còn cao hơn nếu sử dụng loại quặng có hàm lượng sắt thấp để sản xuất. " Ngành thép Việt Nam được xây dựng từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên (Trung Quốc giúp) cho ra lò mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều mặt, 15 năm sau, Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên mới có sản phẩm thép cán. Năm 1975, Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng do Đức (trước đây) giúp đã đi vào sản xuất. Công suất thiết kế của cả Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên lên đến 10 vạn tấn/năm (T/n)." ( http://tintuc.tchdkh.org.vn/tcbvin.asp%3Fcode%3D1698+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn ).
Chỉ vài phép tính đơn giản của bài toán kinh tế ta sẽ nhận ra những thiệt hại vô cùng lớn ở khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên này. Không lẽ gì phải chuyển quặng sắt đi tới 25 Km từ mỏ về nhà máy và không lẽ gì tồn tại một khu liên hiệp luyện cán thép đầy ô nhiễm ngay tại trung tâm của Thành Phố Thái Nguyên ? Và không chỉ ở Thái Nguyên, các công trình xây dựng do Trung Quốc " giúp đỡ " như nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá (Cao Xà Lá); nhà máy bóng đèn phích nước; nhà máy sứ Hải Dương; nhà máy hóa chất Việt Trì; nhà máy dệt Minh Phương; nhà máy sản xuất mỳ chính (bằng đậu xanh); khu gang thép Thái Nguyên; nhà máy phân đạm Hà Bắc; công trình thủy điện Thác Bà, cầu Việt Trì, v.v. Trung Quốc giúp ta hàng loạt nhà máy còn có mục đích là Việt Nam sẽ phải phụ thuộc về nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện. Và cái điều quan trọng nhất là việc phá hoại địa mạch một cách tàn khốc như tại Thái Nguyên.
( Xin xem tiếp bài thứ 4 - dienbatn )
( Xin xem tiếp bài thứ 4 - dienbatn )