Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT.BÀI 3

ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT
TỔ SƠN CỦA ĐỒNG VIỆT.
Như đã trình bày tại bài 2 : " Khu vực này là đầu một con Long rất lớn, tuy nhiên con Long này không phải quê quán nó tại đây - Nó cũng là " Long ngụ cư ". Con Long này đặc biệt ở chỗ nó không xuất phát từ Long mạch của dãy Nham Biền. Sau khi khảo sát tất cả các khu vực xung quanh, dienbatn nhận thấy đó là một con Long xuất phát từ mạch Long của Côn Sơn - Kiếp Bạc bên kia sông Thương. Cụ thể là con Long này bắt nguồn từ phần cuối của dãy Nam Tào - Bắc Đẩu bên kia sông, sau đó nó chui qua sông Thương và nhô đầu lên khu vực nền Đình - Chùa Hành Quán cũ.Thế Long như vậy thật hiếm có vì nó như một bông sen mọc lên từ dưới đáy dòng sông Thương, chồi lên nên nó không bị ảnh hưởng vì các việc kiến tạo, san ủi của con người. Thế đất này cũng tương tự như thế đất " Mả táng treo " tại Nam Sách - Hải Dương là mộ của Vũ Hồn, Tổ của dòng họ Võ- Vũ Việt Nam."
Các sách xưa đã viết về Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tổ sơn của Long mạch xóm Trung - Đồng Việt như sau : " Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5 cây số. Kiếp Bạc có thế "rồng vươn, hổ phục", có "tứ đức, tứ linh". Thế sông núi hiểm mà hài hoà, hùng vĩ khoáng đạt mà trang nhã. Tại đây, hội nước 4 dòng sông từ thượng nguồn dồn về, chảy vào sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, mang phù sa màu mỡ tốt tươi về xuôi bồi đắp. Bốn dòng sông ấy, ngoài các tên quen thuộc, đều có thêm một tên Hán tự có chữ "đức" đứng sau: sông Đuống (Thiên Đức), sông Cầu tức sông Như Nguyệt (Nguyệt Đức), sông Thương (Minh Đức), Sông Lục Nam (Nhật Đức); dòng chính về xuôi thì có tên là sông Thái Bình. Vì người xưa coi Lục Đầu Giang là nơi hợp lưu của 4 dòng đức lớn trong vũ trụ mang thái bình tức là mang yên ổn thịnh vượng về cho trăm họ, muôn dân. Kiếp Bạc có đường thuỷ, đường bộ rất thuận tiện. Từ Kiếp Bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển đều dễ dàng, nên đây là vị trí chiến lược, "quyết chiến điểm" mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh.
Sách Cao Biền di cảo và Chí Linh phong vật chí chép rằng: Côn Sơn, Kiếp Bạc mạch tự Huyền Đinh, thế ngăn Đông Bắc, bốn phương quy phục, núi sông kỳ hình, kỳ dạng, long bàn, hổ cứ, như muôn quân, nghìn tướng chầu về…ở đất này sẽ được hưởng phúc muôn đời…Khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề; Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn - Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng (địa phận 2 xã Cộng Hoà và Văn An) và núi Rùa (phía tây bắc), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang . Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hoá đối với khu vực di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Hoàng với sông núi huyện Chí Linh".
THẦN TÍCH VÀ SẮC PHONG THẦN TẠI XÃ ĐỒNG VIỆT-HUYỆN YÊN DŨNG- TỈNH BẮC GIANG.
1/ Tóm lược thần tích : Thời Vua Lý Thánh Tông ( 1023-1072), huý Nhật Tôn, con trưởng của Thái Tông, thừa mệnh tiên tổ kế trị.Thời đó có ông họ Lý huý Triệu, người trang Tiêu Sơn, huyện Yên Phong( xưa gọi là An Phú ), phủ Tổng Sơn , đạo Kinh Bắc lấy vợ cùng làng là Phan Thị Hiểu.Hai vợ chồng ông sống rất chan hòa, luôn làm điều thiện, nhưng ông bà tuổi đã cao mà chưa có con trai nối dõi, nên ông bà hàng ngày làm lễ cầu nguyện ở chùa trong trang của mình, vì nghe nói rằng: Chùa Trường Kiều rất linh ứng, cầu gì tất được.Vì vậy ông bà thường thành tâm thỉnh các vị Long Thần giáng phúc. Đến ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ, sinh hạ một người con trai, thiên tư tài giởi, khôi ngô tuấn tú. Vợ chồng ông vô cùng mừng rỡ, vỗ về nuôi dưỡng. Năm 3 tuổi được gọi là Chiêu, năm 7 tuổi đi học, năm 16 tuổi, bố mẹ đều không bệnh qua đời. Ông chọn nơi đất đẹp để làm lễ mai táng cho cha mẹ. Sau 3 năm , khi nghe tin có quân Tống hợp với chúa Chiêm Thành nổi loạn lớn và dẫn 10 vạn tinh binh đến xâm lược nước ta để tiếm quyền. Nhà Vua hạ chiếu xuống các Đạo , Châu, Huyện tuyển chọn những người hùng dũng lược, những người tài giỏi văn võ để phong quan tước và ông đã trúng tuyển. Ông được phong là Đô chỉ huy sứ tướng quân, dẫn binh đi dẹp giặc. Nhờ sự giúp đỡ của vị thần bản địa, ông cùng các tướng sĩ và nhân dân đánh bại quân Tống và quân Chiêm Thành, mang lãi nên thái bình cho đất nước.Sau đó ông quay về nhận chức ở phủ Lạng Giang - Đạo Kinh Bắc. Vào trung tuần tháng trọng thu, khi ông đang ngồi trong doanh, bỗng thấy trời đất nổi lên một đám mây mầu hồng bay xuống doanh, rồi thấy ông theo đám mây mà bay đi, đến khu Hành Quán thì không thấy đâu nữa ( Nhân dân gọi đó là ngày hóa- 15/8 ).Sau đó nhà Vua đã hạ chiếu sắc phong cho ông là con Thần, xây dựng đình miếu cho nhân dân các trang ấp đó thờ phụng, phong cho ông là Thần với mỹ tự kèm theo. Vua cũng sắc phong cho vị Thần bản địa đã giúp đỡ ông trước đó là :
- Đương cảnh Thành hoàng Chiêu kế hiển huy vân cảm đại vương. Tặng phong mỹ tự : Tế thế hộ Quốc phù vực an dân, hậu công đại đức, bảo cảnh vân thông đại vương Thượng đẳng Thần.
- Bản cảnh thành hoàng Đông hoa bảo hữu đại vương. Tặng mỹ tự : Thuần chinh chế thắng, an phụ hoằng ân đại vương, Thượng đẳng Thần.
Từ đó về sau đều vô cùng linh ứng, nên các đời Vua đều gia tặng mỹ tự và chuẩn cho địa phương thờ các Thần. Đến đời Trần Nhân Tông, khi quân giặc sang xâm lược Kinh thành, Trần Quang Khải cũng đến xin hai vị Thần giúp đỡ, hai vị đã hiển ứng giúp việc đánh bại quân giặc. Đến đời Trần Nhân Tông gia tặng thêm mỹ tự cho hai vị là :Vân ứng ngô triết, hiển hữu trợ thắng đại vương Thượng đẳng Thần. Chuẩn hứa cho địa phương thờ phụng hai vị. Thời lê Thái Tổ tiến hành khởi nghĩa đánh bại quân Liễu Thăng, đem lại thái bình cho thiên hạ, đồng thời gia tặng thêm mỹ tự cho hai vị là : Phổ tế cương kính, ngô linh hùng dực đại vương. Ban sắc chuẩn cho địa phương tu sửa miếu điện phụng thờ hai vị.Việc thờ phụng các tiết ngày sinh, ngày hóa và tên húy, tên tự theo lệ cũ phụng thờ.Ngày 10 tháng Giêng ( ngày sinh của Thần ) là ngày tiết chính lệ, lễ tế gồm lợn, xôi, hoa quả, và tổ chức ca hát trong 5 ngày. Ngày 15 tháng 8 ( ngày hóa của Thần ), lễ tế cũng tương tự.
Ngày tốt, tháng mạnh thu( tháng 7 ) năm Vĩnh Hựu thứ 6 ( 1740) ghi chép.
2/ Sắc Phong : Sắc phong cho thôn Trung - Hành Quán, Huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang, theo lệ cũ phụng thờ : Đương cảnh Thành Hoàng Chiêu thảo hiển huy, linh cảm tế Thế hộ Quốc , hậu công đại đức linh phù: Bản Cảnh Thành Hoàng, Đông Hoa bảo hữu hoằng ân Đại Vương. (Các Thần) đều là những bậc chí trung đại nghĩa,rực rỡ sáng soi, vô cùng linh ứng. Các Thần đã nhiều lần được Vua ban cấp sắc phong chuẩn cho địa phương được thờ phụng theo lệ cũ. Nay nhân dịp nhà Vua tổ chức lễ mừng thọ 40 tuổi, đã ban bảo chiếu tỏ rõ ân lễ của nhà Vua, gia tặng thêm mỹ tự cho các Thần là : Dực bảo trung hưng, linh phù tôn Thần, và chuẩn cho địa phương theo lệ cũ thờ các Thần vào những ngày lễ lớn, những dịp mừng vui của Đất nước để làm rạng rỡ công trạng của các Thần. Các Thần hãy giúp đỡ, bảo vệ cho dân ta. Hãy tuân theo sắc này!
Ngày 13 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 ( 1924 ).
3/ Tên thỉnh Thành Hoàng :
* Vị Linh Thần  : Đương cảnh Thành Hoàng chiếu kế hiển huy vân cảnh Đại Vương Lý Chiêu Công Công Thần. Mỹ tự : Tế thế hộ Quốc phù vực an dân, hậu công đại đức, bảo cảnh vân thông Đại Vương Thượng đẳng Thần.
* Vị Nhân Thần : Bản cảnh Thành Hoàng Đông hoa bảo hữu đại Vương. Mỹ tự : Thuần trinh chế thắng, an phụ hoằng ân Đại Vương. Mỹ tự : Thuần trinh chế thắng, an phụ hoằng ân Đại Vương Thượng đẳng Thần.
( Bản dịch của sở Văn hóa Bắc Giang ).
Một số tranh nên thờ tại đình làng.( dienbatn sưu tầm.
Đức Thánh Trần.


Đương Cảnh Thành Hoàng.

Tả môn Thần.

Hữu Môn Thần.

Ngũ Hổ.

Địa trạch.


Theo Cao Đài Từ Điển : "Thần hoàng bổn cảnh:
神隍本境 .
Thần hoàng bổn cảnh là vị Thần cai quản về phần thiêng liêng ngôi làng của mình đang ở. Thuở xưa, những vị quan có công lớn đối với nước hay đối với dân chúng ở một địa phương nào, khi chết được triều đình xem xét, ban sắc chỉ cho làm Thần hoàng bổn cảnh ở một làng trong địa phương đó, để phù hộ dân chúng trong làng ấy và hưởng được cúng tế của dân làng.Việc phong Thần nầy phù hợp lòng dân, vừa thúc đẩy nhân tài ra giúp nước, lập công với triều đình.Vua của một nước đứng vào hàng Thánh nên có quyền phong Thần cho các bề tôi có công lớn với dân với nước.
Ngoài ra, những vị Thần trấn nhậm ở các địa phương lớn, như một tỉnh chẳng hạn thì do Ngọc Hư Cung phong thưởng những người tu hành có công đức để hộ trì dân chúng trong địa phương ấy về mặt vô hình." Đây chính là những vị Nhân Thần.
Thành hoàng (城 隍) là danh từ chung để chỉ vị thần được thờ chính trong các ngôi đình, miếu của làng xã Việt Nam, vị thần này dù có hay không có họ tên, lai lịch, dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng và đều mang tính chất chung là: “hộ quốc tý dân” (護 國 庇 民 - giúp nước che dân) ở ngay địa phương đó. Trong tâm thức của người dân Việt Nam, Thành Hoàng là vị thần của cộng đồng dân cư. Ngài ngự trị tại đình, chứng kiến đời sống sinh hoạt của người dân địa phương, bảo vệ mọi người và ban phước cho mọi người dân trong làng xã....
Thành Hoàng của người Việt là một vị thần thường được dân làng tin thờ từ trước, sau đó mới được vua phong tước vị với chức danh là Thành Hoàng. Trong các triều đại phong kiến, vua thường yêu cầu các làng khai báo các vị thần họ thờ, sau đó vua xem xét và ban sắc thần. Sắc thần là giấy do vua ban cho một hay một cấp đơn vị hành chính để phong thưởng tước vị cho các vị thần. Sắc được viết trên một tờ gấy lụa dày màu vàng, khổ 0,5m x 1,1m hoặc 0,5m x 1,2m, có in hình rồng mây màu bạc, xung quanh đóng khung. Mục đích của triều đình phong kiến cấp sắc cho các địa phương là xác nhận quyền lực của các triều đình Trung ương đối với các địa phương theo nguyên lý vua là Thiên Tử (con trời) nên có quyền cấp sắc cho các thần và thần là người thừa mệnh thiên tử để bảo vệ dân đen ở làng.
Trong các văn bản do vua ban thì Thành Hoàng Làng được viết là Đương Cảnh Thành Hoàng (當 境 城 隍) hay Bổn Cảnh Thành Hoàng (本 境 城 隍), còn trong dân gian thường gọi Thành Hoàng Bổn Cảnh (城 隍本 境). Thành Hoàng được chia làm 2 loại: Đô Thành Hoàng dùng để chỉ các vị Thành Hoàng trấn giữ các thành trì ở cấp tỉnh, huyện, còn Thành Hoàng Làng là các vị thần được thờ ở cấp xóm ấp, xã không có thành trì.
Ngày xưa, hệ Thành Hoàng được vua sắc phong thành ba bậc: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần, tuỳ theo sự tích và công trạng của các vị thần đối với nước với dân, với làng xã. Ngoài ba bậc thần trên, nhiều nơi còn thờ các vị thần như thần bán lợn, thần trẻ con, thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần chết vào giờ thiêng… các thần này được gọi là “yêu thần” hay “tà thần” có nhiều sự tích hết sức lạ lùng, nhiều khi có vẻ rất vô lý. Các vị thần này do dân làng tự lập thờ nhưng không được triều đình phong sắc làm thành hoàng."
(http://www.sugia.vn/index.php?mod=news&cpid=3&nid=747&view=detail).

Ghi chú : Theo dienbatn thì theo như Sắc Vua ban cho hai vị Thượng đẳng đại Thần tại Đình Hành Quán - Xóm Trung - Đồng Việt thì Đương Cảnh Thành Hoàng (當 境 城 隍) là Linh Thần, thần đất sẵn có ở địa phương, Thành Hoàng Bổn Cảnh (城 隍本 境), là Nhân Thần tên huý là Lý Chiêu, con của ông họ Lý huý Triệu, người trang Tiêu Sơn, huyện Yên Phong( xưa gọi là An Phú ), phủ Tổng Sơn , đạo Kinh Bắc lấy vợ cùng làng là Phan Thị Hiểu.
Như vậy khi khấn, ngoài khấn Tên thỉnh các Thành Hoàng như phần trên, nên khấn cả tên của cha mẹ Nhân Thần nữa.
Thân ái. dienbatn.
Xin xem tiếp bài 4 .

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT.BÀI 2

ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT.
MIẾU CÔ BẠCH HOA.








Sự tích : Tương truyền ngày xưa có một người con gái họ Nguyễn đi chợ về qua khu vực cánh đồng thôn Cảnh Thụy - Xã Đại Đồng - Huyện Yên Dũng thì bị cảm và mất ngay tại bờ ruộng này. Mọi người chưa kịp chôn cất cô thì xác cô đã được tổ mối đùn lên che kín thành một ngôi mộ to. Mọi người đều cho là cô được Thiên táng nên thắp hương thờ và được cô nhiều lần hiển linh giúp đỡ. Dòng họ nhà cô cũng phát đạt hẳn lên so với người dân quanh vùng.Mọi người được báo cô có Mỹ tự là cô Bạch Hoa và lập miếu thờ.  Năm 2011, người ta xây lại miếu thờ Cô Bạch Hoa và rất nhiều người tin tưởng đến đây hương khói cho cô.
LONG MẠCH KHU VỰC XÃ ĐỒNG VIỆT - YÊN DŨNG.





Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang nằm trong khoảng giữa hai ngã ba sông : Ngã ba sông Thương và sông Lục Nam, ngã ba sông Thương và sông Cầu. Đây là một vùng tồn tại dày đặc các Huyệt kết với những con Long thật đặc biệt.Tuy nhiên trong nhiều năm qua, khu vực này chưa thật sự phát triển và cũng không có mấy người thành đạt theo đúng tầm vóc của những Huyệt kết, những con Long khủng như vậy. Nguyên nhân do đâu ??? Chúng ta cùng tiếp tục khảo sát về Địa lý khu vực này. 
Theo khảo sát của dienbatn, khu vực xóm Trung -Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang có một lịch sử khá thú vị. Chỉ riêng nội xóm Trung này, đã ba lần phải làm Đình, làm Chùa lại . Chỉ riêng cái tên Chùa là Hành Quán cũng như một dự báo cho tương lai không ổn định của nó. Lần đầu tiên, Chùa được cất ngay sát chân đê, ngay cạnh sông Thương. Thời gian sau đó, Chùa và Đình Hành Quán lại được cất lại ở một vị trí cách đó khoảng gần 1 Km.Sau trận lụt năm 1971, cả khu vực này chìm trong biển nước mênh mông, cả xóm Trung phải chuyển lên sinh sống tại một nửa quả đồi cách nơi cũ khoảng gần 2 Km. Chùa và Đình Hành Quán lại một lần nữa " Hành quân" lên ngọn của quả đồi này.
Khu vực Chùa và Đình Hành Quán trên nửa quả đồi hiện nay.

Chính quyền xã đang tiến hành mở rộng con đường lên Chùa và Đình Hành Quán trên đồi.

dienbatn cùng các ACE trong Đạo tràng Diệu pháp Liên Hoa vô vi khảo sát Địa lý khu vực này.

Khảo sát lại khu vực Chùa và Đình cũ. Khu vực này là đầu một con Long rất lớn, tuy nhiên con Long này không phải quê quán nó tại đây - Nó cũng là " Long ngụ cư ". Con Long này đặc biệt ở chỗ nó không xuất phát từ Long mạch của dãy Nham Biền. Sau khi khảo sát tất cả các khu vực xung quanh, dienbatn nhận thấy đó là một con Long xuất phát từ mạch Long của Côn Sơn - Kiếp Bạc bên kia sông Thương. Cụ thể là con Long này bắt nguồn từ phần cuối của dãy Nam Tào - Bắc Đẩu bên kia sông, sau đó nó chui qua sông Thương và nhô đầu lên khu vực nền Đình - Chùa Hành Quán cũ.Thế Long như vậy thật hiếm có vì nó như một bông sen mọc lên từ dưới đáy dòng sông Thương, chồi lên nên nó không bị ảnh hưởng vì các việc kiến tạo, san ủi của con người. Thế đết này cũng tương tự như thế đất " Mả táng treo " tại Nam Sách - Hải Dương là mộ của Vũ Hồn, Tổ của dòng họ Võ- Vũ Việt Nam.
Nền cũ của Đình - Chùa Hành Quán .

Mắt trái Long.
Mắt phải Long, người ta đã san lấp gần hết để làm ruộng.Ngày trước đây là một giếng sâu không bao giờ cạn nước.

Trong khu vực này, người xưa đã dùng đến ba miếu thờ gọi là Ghè để trấn giữ Địa Huyệt này : Một Ghè ở ngoài bờ sông, khi người ta làm lò gạch đã phá mất nhưng nền Ghè vẫn còn nổi lên khỏi mặt nước, đây chính là nơi con Long trồi lên khỏi lòng sông tiến vào bờ. Một Ghè làm trên gò Rùa trong đê. Một gò nữa là Ghè Sắc là nơi ngày xưa để sắc phong của Vua ban cho hai vị Thượng đẳng Đại Thần khu vực, một là Linh Thần - Thần Hoàng đương cảnh, một là Nhân Thần - Thần Hoảng bản cảnh. 
Ghè tại Gò Rùa ( thế đất là hình con Quy rất lớn ).

Làm lễ tại Ghè gò Rùa.

Khu vực tập trung các gò người xưa gọi là các Đống Gạo. Nơi này tập trung các gò đất do hiện tượng dư Khí của Long mạch mà trồi lên thành gò.

Trên bờ đê sông Thương.

Dãy lò gạch này đang ra sức tàn phá Long mạch ngay tại nơi cổ Rồng.

Vị trí mũi tên xanh chỉ vào là nơi có Ghè cũ trấn giữ, nơi mà con Long sau khi lặn qua sông Thương bắt đầu ngoi lên bờ.

Tại khu vực này có hai hòn đá như thế này, người xưa gọi là đá Thần. Mỗi khi lật hòn đá này sang mặt khác thì thế nào trong làng cũng có chuyện xấu xẩy ra.

Những chân cột của Ghè Sắc ngày trước, người ta lấy đem về nhà, thấy xẩy ra nhiều việc xấu như bệnh tật, chết tróc, làm ăn lụn bại nên đem về trả lại cho Ghè Sắc.

Ao làng cạnh Ghè Sắc. Ngày trước ao làng là toàn bộ cả phía ngoài. Một gia đình ở cạnh đắp một vòng ao nhỏ để sử dụng, kết quả là người chủ gia đình đó gặp tai nạn chết thảm thương.

Ghè Sắc cất lại sau này. Nơi đây ngày xưa là nơi để sắc phong cho nhị vị Thần Hoàng.

Khu gò bên Thanh Long.Các gò này có tên : Gò Vân Rạ, Gò Con cá, Gò Đống Bối, các gò này kết hợp với Gò Rùa và Gò Đống Gạo tạo nên Bát Tọa của Huyệt Khí. Phía đằng trước cách cặp mắt Rồng một khoảng rộng có các gò : Gò Đồng Đàn, Gò Quân Váo, Gò Đồng Trại, tạo nên Tam Thai của Huyệt Khí. Ngoài ra còn có 2 gò là Gò Cánh Khí và Gò Đồng Cò tạo nên Chiêng, Trống cho vùng Long Huyệt. Thế đất này gồm đủ Tam Thai - Bát Tọa, Chiêng , Trống, Gạo nên nhất định phải kết phát cực lớn cho dân trong vùng. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên :Tuy nhiên trong nhiều năm qua, khu vực này chưa thật sự phát triển và cũng không có mấy người thành đạt theo đúng tầm vóc của những Huyệt kết, những con Long khủng như vậy. Nguyên nhân do đâu ???
Xét về thực tế, người dân trong xóm Trung này từ xưa cho đến tận bây giờ luôn luôn bị chia làm hai, cả về địa bàn cư ngụ, cả về sự đoàn kết, thế lực.

Phác đồ Long mạch xóm Trung -Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang.


Xin xem tiếp bài 3 - dienbatn.